<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script>

Thứ Năm, tháng 5 19, 2005

Bài Đọc ngày thứ 4 của MC

Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con .Khanh Van đọc (.Dharma 10 điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 18 tháng 05. năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị chúng ta sẽ tiếp tục trong Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:

(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC của phần I: Khanh Van đọc (.Dharma 10 điền khuyết)

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay với chủ đề : Đức Phật Trong Đời Sống Hằng Ngày Của Người Phật Tử do Cô Diệu Tịnh chủ biên.

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

****************************************

Phần 1: Niềm Tin Chánh Kiến Nơi Đức Phật

6. Đọc phần A (MC: Khanh Van/ dk: anitya)

Người Phật tử có niềm tin nơi Đức Phật cần phải hiểu rõ Đức Phật, không xem Đức Phật như một đấng thần linh tạo hoá, ban phước tha tội cho ta, cứu rỗi linh hồn được siêu sanh về nơi tây phương cực lạc.
Người Phật tử chân chánh ngoài việc làm phước v.v... cần phải học hỏi để hiểu biết rõ ràng, có niềm tin trong sạch đến Đức Phật, niềm tin trong sạch chân chánh là niềm tin có trí tuệ, chúng ta không tin Đức Phật là vị cứu rỗi cho ta, trong sạch hay nhơ bẩn là do chính ta tạo, và chính lời dạy của Đức Phật chúng ta áp dụng và thực hành theo thì sẽ được sự an vui. Đức Phật dạy chúng ta có một đức tin sáng suốt, mà đức tin đó phải có sự hiểu biết chân chánh, cũng giống như một bệnh nhân đặt niềm tin nơi vị Bác Sĩ, chúng ta tin nơi Ngài vì là Ngài là vị hướng đạo vô thượng, là vị thầy dẫn dắt chúng ta đi trên con đường trong sạch và đạt đến mục đích cứu cánh; Chúng ta tin vào Tuệ giác của Ngài, Ngài đã thành đạt Nhất Thiết Chủng Trí, Ngài đã thể hiện là một bậc giác ngộ xuất thế.Là bậc trí tuệ vô thượng đã tự mình giác ngộ chân lý cao siêu, và cùng hướng dẫn chúng sanh đồng giác ngộ như Ngài.

Và tiếp đến chúng ta phải tin vào 3 ân đức cao siêu là :
a) Tịnh Đức (Visuddhigua) là ân đức trong sạch thanh tịnh thân, khẩu, ý dầu ở nơi hội chúng hay nơi thanh vắng một mình, Ngài vẫn toàn thiện và Ngài không bị xao động bởi pháp thế gian.
b) Bi Đức (Karuāgua) là đức tính bi mẫn, thương xót chúng sanh đã đau khổ, đang đau khổ và sẽ đau khổ,Ngai không phân biệt người thân hay thù nghịch, nên trong những vòng sanh tử luân hồi trải qua bao số kiếp Ngài tu tập mong đạt thành chánh giác để tế độ chúng sanh bị chìm đắm trong bể khổ.
c) Tuệ Đức (Paññāgua) là ân đức trí tuệ cao siêu, trí tuệ Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Ngài biết rõ những điều nào lợi ích, điều nào không lợi ích, để dắt dẫn chúng sanh.
Do đó người Phật tử có niềm tin nơi Đức Phật là phải hiểu rõ những ân đức, những sở hành của Ngài một cách đúng đắn và nương theo Ngài để thực hành thì chúng ta sẽ được lợi ích an vui. Còn cầu xin Ngài, bái lạy Ngài mà không thực hành theo lời dạy thì chúng ta cũng không thể được lợi ích, vì Ngài không thể cứu độ cho chúng ta được.
Đấy là niềm tin có chánh kiến ở nơi Đức Phật.
Tu Nữ Diệu Tịnh soạn

7.
Đọc phần B (Nhu Khanh/ dk: Nguonduchanh)

VẤN: Đức Phật đã nhập diệt, làm thế nào Ngài có thể giúp ta?
ĐÁP: Ông Faraday là người khám phá ra điện, ông nay đã qua đời, nhưng những gì ông sáng chế vẫn còn giúp ích cho chúng ta. Ông Luis Pasteur đã tìm ra phương thức trị liệu cho nhiều chứng bệnh. Ông ta đã chết, nhưng đến nay những khám phá y khoa ấy vẫn còn cứu mạng nhiều người. Leonardo da Vinci, người sáng tạo nhiều tác phẩm mỹ thuật, nay đã chết. Nhưng, những gì ông sáng tác vẫn còn làm phấn khởi tinh thần và giúp cho nhiều người hoan hỷ thưởng thức. Những bậc cao nhân và anh hùng hào kiệt đã ra người thiên cổ từ cả mấy thế kỷ, nhưng khi đọc lại lịch sử oai hùng về những gì các vị ấy đã làm và thành tựu, chúng ta vẫn còn tìm được nguồn gợi cảm và muốn làm như các Ngài. Đúng vậy, Đức Phật đã nhập diệt, nhưng 2.500 năm sau, giáo huấn của Ngài vẫn còn tế độ chúng sanh, gương lành của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người, những lời dạy của Ngài vẫn còn làm thay đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có thể có oai lực hùng mạnh như thế ấy, trong nhiều thế kỷ sau khi chết.
VẤN: Đức Phật có phải là một thần linh không?
ĐÁP: Không, Ngài không phải thần linh. Ngài không bao giờ tự xưng là thần linh, là con của một thần linh hay là sứ giả của một thần linh. Ngài là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và dạy rằng nếu ta noi theo gương lành ấy, chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài.
VẤN: Nếu Đức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta sùng kính lễ bái Ngài?
ĐÁP: Có nhiều cách lễ bái khác nhau. Khi lễ bái thần linh, người ta tán thán công đức và tôn vinh, dâng cúng lễ vật và van xin ân huệ, tin tưởng rằng vị thần linh sẽ lắng tai nghe lời mình tán thán công đức, sẽ nhận lãnh lễ vật, và sẽ thoả mãn lời cầu nguyện của mình. Người Phật tử không tự nuông chiều trong loại lễ bái ấy.
Còn phương cách lễ bái khác là để tỏ lòng tôn kính người hay vật mà mình khâm phục. Khi vị thầy giáo bước vào phòng, ta đứng dậy. Khi gặp người đáng tôn kính, ta xá chào. Khi nghe quốc thiều trổi lên, ta nghiêm chỉnh đứng chào. Đó là những cử chỉ tôn kính và lễ bái để tỏ lòng cảm phục và kính mộ của ta đối với một người hay một vật nào. Đó là loại lễ bái của người Phật tử. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười tự tại, từ ái và bi mẫn, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Hương trầm nhắc ta mùi hương thâm diệu của giới đức, ngọn đèn tượng trưng ánh sáng của trí tuệ, và những cành hoa sớm nở tối tàn khơi dậy nơi ta ý niệm về đặc tướng vô thường của vạn pháp. Khi lễ lạy, ta bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Phật, vì Ngài đã ban truyền cho ta những lời dạy vô cùng hữu ích. Đó là ý nghĩa của lễ lạy trong Phật Giáo.
VẤN: Nhưng tôi có nghe nói rằng người Phật tử lễ bái thần tượng.
ĐÁP: Những lời phát biểu tương tự chỉ biểu lộ tình trạng kém hiểu biết của người nói. Tự điển định nghĩa thần tượng là "một hình ảnh hay một pho tượng được tôn sùng như thần linh". Như chúng ta đã thấy, người Phật tử không tin rằng Đức Phật là một thần linh, thì làm cách nào họ có thể tin rằng một khúc gỗ hay một khối kim khí là một thần linh? Tất cả các tôn giáo đều dùng biểu tượng để diễn đạt những khái niệm khác nhau. Đạo Lão dùng âm dương để tượng trưng trạng thái hòa diệu của hai cái đối nghịch. Đạo Sikh dùng lưỡi kiếm để tượng trưng sự chiến đấu tinh thần. Trong Ky-Tô Giáo, con cá được dùng để tượng trưng cho sự hy sinh của Ngài. Trong Phật Giáo, pho tượng Phật tượng trưng tính nhân bản của giáo lý nhà Phật, rằng Phật Giáo lấy con người làm nồng cốt, không phải thần linh, rằng chúng ta phải quay nhìn vào bên trong, không phải hướng ra ngoài, để tìm trạng thái toàn hảo và trí tuệ. Như vậy, nói rằng người Phật tử sùng bái thần tượng là không đúng.
Khéo Vấn Khéo Đáp - S. Dhammika - Bản dịch của Phạm Kim Khánh
*******************************
8. Chư Tăng thảo luận

**************************
9. Chuyện kể (SANGKALY/ dk: Nhu Phuc)

Alavaka là một con quỷ hung tợn, lấy làm tức giận khi thấy Đức Phật ở trong nhà của nó. Quỷ Alavaka liền đến trước mặt Đức Phật và bảo Ngài ra đi. Đức Phật nói: "Được, tốt lắm", và đi ra. Alavaka lại biểu đi vào. Đức Phật trở vô. Lần thứ nhì, rồi lần thứ ba, nó lại biểu như vậy. Đức Phật tuân lời. Nhưng đến lần thứ tư, Ngài từ chối và bảo Alavaka muốn làm gì thì cứ làm.
-- Được, này ông Sa Môn, tôi hỏi ông một câu, nếu ông không giải đáp được, tôi sẽ phân tán tâm ông, hoặc cắt xẻ tim ông, hoặc nắm chân ông quăng tuốt qua phía bên kia sông Hằng.
- Không thể được, trên thế gian này Như Lai không thấy ai, dầu là chư Thiên, sa môn, bà la môn hay trong đám đông Trời và người, không ai có thể phân tán tâm Như Lai, hoặc cắt xẻ tim Như Lai, hoặc nắm chân Như Lai cố quăng qua phía bên kia sông Hằng. Tuy nhiên, Đạo Hữu muốn hỏi việc gì cứ hỏi.

10. Đọc phần A (Hat Cat/ dk: )

Phần 2: Thiền Định Bằng Cách Niệm Phật


Niệm Ân Ðức Phật có nhiều cách:
CÁCH THỨ NHẤT
Hành giả có thể niệm đủ 9 Ân Ðức Phật như sau:
"Itipi so Bhagavà Araham, Sammàsambuddho, Vijjàcaranasampanno, Sugato, Lokavidù, Anuttaro purisadammasàrathi, Satthàdevamanussànam, Buddho, Bhagavà".
Niệm thầm ở trong tâm hằng trăm lần, hằng ngàn lần, niệm suốt thời gian ngồi niệm Ân Ðức Phật, khi niệm đến Ân Ðức Phật nào, định tâm an trú nơi Ân Ðức Phật ấy; không những an trú nơi Ân Ðức Phật ấy, mà còn phải hiểu rõ những ý nghĩa của Ân Ðức Phật ấy nữa. Nhờ vậy, hành giả mới phát sanh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ ý nghĩa mỗi Ân Ðức Phật.
CÁCH THỨ NHÌ
Hành giả có thể chọn niệm một Ân Ðức Phật nào trong 9 Ân Ðức Phật bằng một câu Ân Ðức Phật.
Ví dụ: "Itipi so Bhagavà Araham...", hoặc "Itipi so Bhagavà Buddho...". Niệm thầm ở trong tâm Ân Ðức Phật ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần suốt thời gian tiến hành ngồi niệm Ân Ðức Phật...

11. Đọc phần B (Nhu Khanh/ dk: SANGKHALY)

CÁCH THỨ BA
Hành giả có thể chọn niệm một Ân Ðức Phật nào trong 9 Ân Ðức Phật bằng một chữ Ân Ðức Phật.
Ví dụ: "Araham... Araham... Araham..." hoặc "Buddho... Buddho... Buddho...", v.v...
Niệm thầm ở trong tâm hàng trăm lần, hàng ngàn lần, suốt thời gian tiến hành ngồi niệm Ân Ðức Phật, định tâm an trú nơi Ân Ðức Phật, đồng thời hiểu rõ những ý nghĩa Ân Ðức Phật, để tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ về ý nghĩa Ân Ðức Phật.
Tất cả mọi đề mục thiền định đều có một mục đích duy nhất là định tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất, không để phóng tâm chuyện này chuyện kia. Có những đề mục thiền định có thể dẫn đến cận định (upacàrasamàdhi) rồi tiến đến an định (appanàsamàdhi) để chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.
Riêng đối với đề mục "niệm Ân Ðức Phật" là một đề mục vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên, nên định tâm không thể an trú trong đối tượng nhất định rõ ràng. Do đó, đề mục niệm Ân Ðức Phật chỉ có khả năng dẫn đến cận định mà thôi; không thể tiến đến an định, nên không thể chứng đắc được bậc thiền nào cả.
Như vậy, cận định tâm của đề mục niệm Ân Ðức Phật vẫn còn là dục giới đại thiện tâm, thuộc về dục giới thiện nghiệp.
*********************************
12. Chư Tăng thảo luận
13. Nhạc: Niệm Phật - lời Giác An - Nhạc Võ Tá Hân
(anitya mở)

**************************************
14. Đọc phần A (anitya/ dk: ...)

Phần 3: Nghi Thức Lễ Phật


Có mười hạnh lành mang lại phước báu mà đức Phật gọi là Mười Phước Hạnh (puññakiriyāvatthu). Sự tụng niệm của người Phật tử dựa theo tinh thần của mười phước hạnh nầy.
Bố thí. Danh từ nầy cần được hiểu rộng theo kinh điển là bất cứ sự hy hiến nào dù là cho, tặng, cúng. Cúng dường hương đăng hoa quả cũng được kể trong hạnh lành nầy.
Trì giới. Giới là quyết tâm tránh những nghiệp bất thiện. Ngũ giới, bát quan trai giới là những luật nghi được Phật dạy cho người cư sĩ. Nên tụng giới trong các thời khoá. Nếu có chư Tăng thì xin thọ giới.
Thiền định. Có nhiều phương pháp thiền định nhưng nói chung hướng tâm đúng cách, đúng đối tượng là phương pháp chính. Niệm Phật, từ bi quán cũng là một trong những phép tập thiền. Trong tất cả các thời khoá tụng niệm đều có cả hai phần nầy.
Cung kính. Là giữ lòng kính quí đối với những giá trị cao thượng. Lòng cung kính nuôi đức khiêm cung, giảm lòng kiêu căng ngã chấp. Trong hình thức lễ bái lòng cung kính là điều tối cần.
Phục vụ. Là lòng vị tha vì lợi ích cho người khác. Ðối với người tu tập, tinh thần phục vụ là cách hữu hiệu giảm thiểu thái độ vị kỷ, tự cô lập. Trong các khoá lễ tụng niệm đều có ý nghĩa lợi tha qua các bài tác bạch cầu an, cầu siêu và kỳ nguyện.
Thuyết pháp. Là sự chuyển đạt những lời dạy có khả năng khai thị tri kiến. Hầu hết các kinh văn là Phật ngôn. Tụng kinh là thuyết pháp cho mình và cho bất cứ ai có duyên lành lắng nghe.
Thính Pháp. Là nghe, học lời Phật dạy. Nghe pháp là tạo cơ hội cho tâm trí được suy tư trong điều kiện khách quan. Tụng kinh có nghĩa là vừa thuyết pháp vừa thính pháp.
Hồi hướng phước. Là nguyện lành hồi hướng công đức đến tha nhân. Hồi hướng phước không phải chỉ tăng phần công đức mà còn thể hiện được tình cảm, bổn phận với người thân. Trong tất cả các buổi tụng niệm đều kết thúc bằng lời hồi hướng phước báu.
Tùy hỷ phước. Là cùng vui với phước hạnh của người khác. Niềm vui nầy biểu lộ lòng rộng rãi không ganh tỵ và cũng là thái độ quý trọng thiện pháp. Lời tùy hỷ "Sàdhu lành thay" được dùng rất phổ biến tại các quốc gia Phật giáo.
Huân tu chánh trí. Là làm thế nào cái nhìn được sáng suốt và chân chánh. Người tu tập nếu sống với tà kiến là làm hỏng tất cả công phu. Tụng kinh có cả hai tác dụng định tâm và khai thị.
Người có tín tâm chuyên trì tụng niệm lấy mười phước hạnh kể trên làm tinh thần nghi lễ thì không bao giờ sợ lầm lạc và càng hoan hỷ hơn với sự tu học của mình.

15.
Đọc phần B (Nhu Phuc/ dk: Khanh Van)
Thuyết pháp. Là sự chuyển đạt những lời dạy có khả năng khai thị tri kiến. Hầu hết các kinh văn là Phật ngôn. Tụng kinh là thuyết pháp cho mình và cho bất cứ ai có duyên lành lắng nghe.
Thính Pháp. Là nghe, học lời Phật dạy. Nghe pháp là tạo cơ hội cho tâm trí được suy tư trong điều kiện khách quan. Tụng kinh có nghĩa là vừa thuyết pháp vừa thính pháp.
Hồi hướng phước. Là nguyện lành hồi hướng công đức đến tha nhân. Hồi hướng phước không phải chỉ tăng phần công đức mà còn thể hiện được tình cảm, bổn phận với người thân. Trong tất cả các buổi tụng niệm đều kết thúc bằng lời hồi hướng phước báu.
Tùy hỷ phước. Là cùng vui với phước hạnh của người khác. Niềm vui nầy biểu lộ lòng rộng rãi không ganh tỵ và cũng là thái độ quý trọng thiện pháp. Lời tùy hỷ "Sàdhu lành thay" được dùng rất phổ biến tại các quốc gia Phật giáo.
Huân tu chánh trí. Là làm thế nào cái nhìn được sáng suốt và chân chánh. Người tu tập nếu sống với tà kiến là làm hỏng tất cả công phu. Tụng kinh có cả hai tác dụng định tâm và khai thị.
Người có tín tâm chuyên trì tụng niệm lấy mười phước hạnh kể trên làm tinh thần nghi lễ thì không bao giờ sợ lầm lạc và càng hoan hỷ hơn với sự tu học của mình.

***********************************
16. Chư Tăng thảo luận
17.
Thơ
Giây Phút Thiêng Liêng

Giây phút ấy thế gian bừng chấn động,
Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm.
Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng,
Muôn cung tơ nhã nhạc tấu bổng trầm.

Trăng vằng vặc soi đất trời bát ngát,
Mây muôn phương rạng rỡ bóng thiên thần.
Mạn Ðà La mưa hoa hương ngào ngạt,
Chuyển Luân Vương vừa giáng hạ phàm trần.

Người nhập thế ánh bình minh rực rỡ,
Vạn vật reo mừng chiêm ngưỡng dung quang.
Ðài sen báu bảy bước chân nhẹ đỡ,
Nước rồng thiêng suối mát gội kim thân.

Ôi ! Từ Phụ ! Ðấng Cha lành bốn cõi,
Thương chúng sanh Người tái nhập ta bà.
Diệt khổ đau Người đi tìm nguồn cội,
Cứu muôn loài Người vứt bỏ xa hoa.

Mang ánh sáng Người soi nơi tăm tối,
Pháp nhiệm mầu Người gieo rắc trần gian.
Từ buổi nọ mấy ngàn năm dời đổi,
Vẫn còn đây rạng mãi Ánh Ðạo Vàng.

Con kính cẩn quỳ dưới chân Từ Phụ,
Tâm hồn con thấm đượm đức ân Người.
Con xin sống một cuộc đời an trú,
Trong yêu thương Người ban rải nơi nơi.


Hạt Cát
Sen Hồng ngâm

18. TT Giác Đẳng thông báo chương trình ngày mai

Ngày mai, Thứ Nam 19 - 5 - 2005: Đức Phật Qua Cái Nhìn Đồng Dị Giữa Các Tông Phái Phật Giáo do Dharma10 chủ biên
****************************************

Lời cảm tạ (TC:Giới Hương.Sangkhaly điền khuyết )
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con Giới Hương.(Sangkhaly điền khuyết).thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

*******************************************

mở kinh tụng và nhạc, (anitya)

Phần cảm tạ: Gioi Huong (Lời cuối đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại ngày mai cũng vào giờ này. Xin được phép đóng room trong vài giây tới.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật