Bài Đọc ngày thứ 5 của MC
Phần 1a Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
MC 1..........
Namo Buddhaya
Con ....( ... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 10 tháng 11 năm.2005 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay Lớp Phật Học Phổ Thông/ Phần Tham Chiếu Phật Học chúng ta sẽ học ba`i LẠM BÀN VỀ LỄ VU LAN TỪ GÓC ĐỘ TAM TẠNG PÀLI do DD Uyên Minh giảng giải. Sau đó là phần pháp đàm, chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức giảng giải đề tài thảo luận và các câu hỏi, buổi học sẽ kết thúc với phần tin tức Phật Giáo.
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC 1........)
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Bài học hôm nay
LẠM BÀN VỀ LỄ VU LAN TỪ GÓC ĐỘ TAM TẠNG PÀLI
Chúng con kính thỉnh TT Giác Ðẳng dẫn nhập bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-----------------
Tam Tạng kinh điển của Phật Giáo nói chung, dù là Hán Tạng của Trung Hoa ( vốn là công trình tập đại thành giáo nghĩa của nhiều bộ phái Phật giáo, chứ không phải từ một nguồn chuyên nhất như Tam Tạng Pàli ) hay Tam Tạng của bất cứ dân tộc nào, trong bất luận ngôn ngữ nào ( Pàli, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Khmer, Tây Tạng, Mông Cổ, Tây Hạ,..) đều mênh mông về số lượng, nếu phải nghiên cứu nghiêm túc, không theo cách cưỡi ngựa xem hoa, thì một đời người tuyệt không đủ thời gian. Tuy nhiên trong hiện tại ( ít nhất từ thập niên 90 của thế kỷ 20 ), nếu chỉ nói về Tam Tạng Pàli, chúng ta đã có gần trọn vẹn bản dịch tiếng Việt của Kinh Tạng ( do HT Thích Minh Châu và giáo sư Trần Phương Lan), trọn vẹn A Tỳ Đàm Tạng ( bản dịch của HT Tịnh Sự) và gần đây là trọn vẹn Luật Tạng ( bản dịch hoàn chỉnh của ĐĐ Nguyệt Thiên từ Anh Văn, và bản dịch dang dở của TT Giác Giới từ nguyên bản Pàli ). Gần như toàn bộ các bản dịch Tam Tạng trên đây đều đã được đưa lên trang Buddhasàsana của TS Bình An Sơn.
Người viết bài này phải dài dòng một chút về các bản dịch Việt ngữ của Tam Tạng Pàli như trên chỉ nhằm xác định rằng người Phật tử Việt Nam hôm nay đã có đầy đủ điều kiện để tự mình tham cứu nhiều nguồn kinh điển từ các hệ phái Phật giáo một cách đầy đủ và thỏa mãn, không phải theo cách nhỏ giọt như mươi năm trước là quẩn quanh các sách viết, sách dịch rời rạc mà khó có dịp tận mắt nhìn thấy thế nào là Tam Tạng Thánh điển. Bây giờ mọi sự đã khác, Phật giáo trong nước ( với sự hỗ trợ của HT Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan) đang thực hiện một bộ Đại Tạng tiếng Việt ( dịch từ Hán tạng) mà trước mắt là toàn bộ các tập A Hàm đã phát hành. Trong bài tham chiếu này, người viết mong người đọc có thể dễ dàng xác minh những gì được trích dẫn như là một thái độ nghiên cứu nghiêm túc và thiện chí.
Trước hết, trong đề tài Vu Lan, chúng ta có thể rút ra vài nhận xét sau đây:
(MC2) A- VỀ GIAI THOẠI MỤC LIÊN THANH ĐỀ
Trong toàn bộ Tam Tạng Pàli ( có thể đọc bản dịch tiếng Việt), không hề có câu chuyện tôn giả Mục Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề, mà thay vào đó là câu chuyện ngài Xá Lợi Phất với những tình tiết tạm gọi là tương tự ( nhưng phần nội dung quan trọng thì hoàn toàn khác). Đó là theo Tiểu Bộ Kinh ( Khuddakanikàya), tập Thiên Cung Sự ( Vimànavatthu), phẩm Ubbarìvagga, câu chuyện thứ hai.
Chuyện kể rằng lần đó ngài Xá Lợi Phất cùng ba vị tôn giả khác là ngài Mục Kiền Liên, ngài Anuruddha và ngài Mahàkappina cùng cư ngụ trong một khu rừng gần Vương Xá Thành ( Ràjagaha). Một hôm ngài nhìn thấy một nữ quỷ hình thù gầy nhom quái dị đang đứng nhìn mình và nó thưa rằng mình từng là mẹ ruột của ngài từ kiếp trước, vì không tin nghiệp lý và tạo nhiều ác nghiệp oan khiên nên phải bị đoạ làm ngạ quỷ. Nay nữ ngạ quỷ này đến xin ngài hồi hướng công đức để cứu giúp.
Sau đây là nguyên văn Pàli của Sớ Giải Tiểu Bộ Kinh về tiền thân của nữ ngạ quỷ này:
Sà aparena samayena kàlam katvà kammànubhàvukkhittà petayoniyam nibbattitvà attano vacìduccaritànurùpam dukkham anubhavantì purimajàtisambandham anussaritvà àyasmato sàriputtassa santikam upasankamitukàmà tassa vihàradvàram sampàpuni, tassa vihàradvàradevatàyo vihàrappavesanam nivàresum.Sà kira ito pancamàya jàtiyà therassa màtubhùtapubbà tasmà evamàha: Aham ayyassa sàriputtatherassa ito pancamàya jàtiyà màtà detha me dvàrappavesanam theram datthunti. Tam sutvà devatà tassa pavesanam anujànimsu
( Về sau, người đàn bà ấy lúc chết rồi, vì ác nghiệp thúc đẩy mà phải sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Do nghiệp ác khẩu xưa kia, bà phải chịu nhiều đau khổ và nhờ nhớ lại được mối thân tình tiền thân nên nữ ngạ quỷ này đã tìm đến tịnh thất của ngài Xá Lợi Phất để mong gặp mặt, nhưng lại bị chư thiên giữ cửa ngăn không cho vào. Thực ra cách đó năm kiếp về trước, nữ quỷ này đã từng là mẹ ruột của tôn giả Xá Lợi Phất, nên nó đã nói với các thiên nhân giữ cửa: Cách nay năm kiếp sống, tôi từng là mẹ của ngài Xá Lợi Phất, nay mong các vị cho tôi được vào gặp ngài. Chư thiên nghe vậy đã để nó đi vào tịnh thất ).
Nói về ngài Xá Lợi Phất sau khi nghe hết câu chuyện thương tâm của nữ ngạ quỷ, ngày hôm sau đã cùng ba vị tôn giả kia đến gặp vua Tần Bà Sa La ( Bimbisàra) và ngài Mục Kiền Liên đã trình bày sự việc cho vua rõ. Vua lập tức cho xây dựng 4 am thất khang trang và tổ chức một trai đàn cúng dường đến đức Phật cùng chư tăng rồi hồi hướng công đức đến nữ ngạ quỷ kia. Nữ ngạ quỷ sau khi nhận được công đức hồi hướng đã sanh về thiên giới.
Trong suốt câu chuyện, cái may mắn là ta đã không bắt gặp những điểm khó ăn nói nếu chiếu theo tinh thần Phật Giáo:
- Ngài Xá Lợi Phất đã không mời con ngạ quỷ kia ăn một bát cơm hay thức ăn nào của nhân loại, vì loài nào thức nấy, một điều tối thiểu mà một vị La Hán không thể không biết.
- Ngài Xá Lợi Phất đã hành động tận lực mà không hề khóc lóc khi thấy bà mẹ kiếp xưa của mình đang bị đau khổ. Theo A Tỳ Đàm, khóc lóc không phải là thái độ của vị La Hán. Người thời nay dễ dàng cường điệu phong thái bất phàm của một vị cao tăng nào đó là bình thản trước chuyện sống chết, xem sinh như đắp chăn đông và tử như cởi áo hạ, thậm chí có thể mỉm cười trước khi tắt thở, nhưng hầu hết lại chấp nhận chuyện một vị La hán khóc lóc vì thương mẹ. Thương chỉ có nghĩa là thương, còn việc không kềm chế được cảm xúc lại là chuyện khác. Xin hỏi đó có phải là chuyện nên suy nghĩ ?
- Ngài Xá Lợi Phất đã không phải bối rối để tìm cách cứu mẹ, vì một vị La Hán không lý gì không biết đến phép hồi hướng công đức để rồi phải chạy vạy hỏi han đây đó, cho dù người được hỏi là đức Phật.
Chúng ta có thể dễ dãi cho rằng nhân vật trong câu chuyện có thể là ai cũng được, dù là ngài Xá Lợi Phất hay ngài Mục Kiền Liên hoặc một vị La Hán nào đó, nhưng việc ta áp đặt những chi tiết ngây ngô dung tục lên một vị La Hán, như tô vẽ việc vị La Hán phải khóc lóc chẳng hạn, để tìm thêm những giọt nước mắt của người đọc sách hay thính giả nghe chuyện thì dường như có chỗ sa đà.
Thái độ dễ dãi đó còn được gắn thêm vào chính hình ảnh đức Phật. Có người Phật tử Việt Nam nào lại không biết đến giai thoại đức Phật quỳ lạy một đống xương người và giải thích cho chư tăng rằng Ngài làm thế vì biết đâu trong đống xương người kia có cả cha mẹ nhiều đời của Ngài.. Nếu chỉ trong một đống xương người mà có thể có cha mẹ nhiều đời thì trong biển người mênh mông mà đức Phật gặp gỡ trên mọi nẻo đường hành hoá thì sao ? Chiếu theo tinh thần của câu chuyên trên, ta lại muốn Ngài quỳ lạy muôn người thiên hạ hay sao ? Hầu hết chúng ta cứ khóc sướt mướt mỗi lần nghe kể lại câu chuyện đó, nhưng nếu vậy, hình ảnh đức Phật trong lòng chúng ta lúc này đã như thế nào, một bậc đạo sư của thiên hạ lại có thể tùy tiện bái lạy một đống xương người với lời giải thích nghe ra không mấy xuôi tai ? Đành rằng theo tinh thần Phật giáo, việc thiên hạ là thân thuộc nhiều đời của nhau hoàn toàn bình thường, nhưng nên chăng một sự thể hiện và hoà điệu hợp lý giữa trí tuệ nhận thức và phương cách hành xử ?
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải phần A bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
______________________________________
Thảo luận
______________________________________
(MC 3) B- VỀ NGUỒN GỐC CHỮ VU LAN BỒN
Cho đến nay, đã có không ít những tài liệu bàn về nguyên nghĩa của chữ Vu Lan Bồn, nhưng hầu hết xem ra đều cho rằng ba chữ này xuất phát từ Phạn Ngữ Ullambana có nghĩa đen là sự treo ngược, được giải thích là nhằm ám chỉ cho hình phạt mà các tội nhân dưới địa ngục phải chịu đựng, từ đó có chữ dịch là Đảo Huyền, một danh từ mà ta cũng có thể bắt gặp trong sách Mạnh Tử ( chương Công Tôn Sửu) với ý nghĩa chỉ sự cơ cực nói chung. Trở lại với chữ Vu Lan Bồn, nếu chỉ dựa vào một hình phạt rồi lấy đó làm tên gọi cho dịp lễ hội này thì xem ra không ổn. Theo Bổn Sanh Kinh Pàli ( nói rõ là bổn sanh Nemiràjajàtaka), có bao nhiêu hình thức gây tạo ác nghiệp thì cũng có bấy nhiêu hình thức đọa đày đưới địa ngục, và nếu so ra, hình phạt bị treo dốc đầu chỉ là một trong vô số hình phạt dưới ấy. Bản thân người viết bài này rất lấy làm ngạc nhiên khi theo thiển ý, thay vì giả thuyết rằng gốc chữ Vu Lan Bồn là Ullumbana ( sự treo ngược đầu), có một chữ khác gần như đồng âm mà về ý nghĩa lại đắc địa hơn, đó là chữ Ullumpana ( sự tiếp độ, sự cứu vớt). Trong nghi thức giới đàn theo Luật tạng Pàli, một nam tử muốn thọ đại giới Tỳ Kheo phải đọc lời này để tác bạch trước Tăng: Sangham bhante upasampadam yàcàmi, ullumpatu mam bhante sangho anukampam upàdàya ( Ngưỡng bạch chư Tăng, nay con xin được thọ trì đại giới tỳ kheo, mong chư tăng bi mẫn tiếp độ)
Trên đây là chữ Ullumpatu, dạng Mệnh Lệnh Cách của động từ Ullumpati ( cứu giúp, tế độ), và dạng danh từ của chữ này là Ullumpana.
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải ý nghĩa phần B bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
______________________________________
Thảo luận
_______________________________________
(MC 4) C- THỜI GIAN TÍNH TRONG LỄ VU LAN BỒN
Trong cả suốt chiều dài của tập Ngạ Quỷ Sự của Tiểu Bộ Kinh Pàli, ta sẽ không hề đọc thấy một gợi ý nào về thời điểm ấn định cho việc hồi hướng công đức đến thân nhân quá vãng. Họ cần đến ta hay ta nhớ nghĩ đến họ lúc nào, vào bất cứ thời điểm nào, chỉ cần có điều kiện thuận lợi, người Phật tử đều có thể làm việc hồi hướng. Người bị sa đọa cũng không khác bệnh nhân trong bệnh viện hay tù nhân trong ngục thất, họ luôn bị khổ và chờ đợi sự thăm viếng hay tiếp tế của thân nhân, nếu mỗi năm chỉ có thể nhận công đức vào một ngày nào đó, chẵng hạn rằm tháng bảy, thì xem ra những câu chữ hồi hướng trong các thời khoá tụng niệm mỗi ngày đều vô nghĩa chăng ? Vã lại trong cõi trời đất mênh mang này, thọ mạng của muôn loài vẫn sai khác nhau, khái niệm thời gian của mỗi cảnh giới cũng từ đó chẵng giống nhau. Việc lấy khái niệm năm tháng ở nhân gian làm chuẩn mực để hành sự hay áp đặt lên nếp sinh hoạt của muôn loài dường như không hợp lý. Theo tinh thần Phật giáo ( mà ai cũng có thể hiểu được) thì những quy định của đức Phật về thời gian luôn có lý do rất thực tế : Thời gian nào là mùa an cư kiết hạ, thời gian nào có thể tổ chức lễ Tăng Y Kathina, hay một tỳ kheo phải tu bao lâu mới có thể độ cho người khác thọ đại giới.
Nếu chọn một ngày trong năm để thiên hạ cùng có dịp họp mặt và tưởng nhớ cha mẹ cùng các thân nhân đã khuất thì đó là một đóng góp quan trọng cho nền đạo đức và văn hoá xã hội. Nhưng nếu tùy tiện gán ghép vào đó những lý giải gượng gạo theo tâm tình cá nhân, gọi theo thiền sư Nhất Hạnh là “những thêm bớt của thứ trí tuệ hạ liệt ” thì đó là một bi kịch cho Phật giáo. Nói theo giáo sư Dương Ngọc Dũng, Phật giáo không cần ai bênh vực bảo vệ, chỉ cần được hiểu đúng mà thôi. Từ đó Phật giáo sẽ tự tồn tại.
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải ý nghĩa phần C bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
--------------------------------------------------------------------------
Phần II: này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần II : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ (Tri Chúng lên cảm tạ và đóng room)
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ có lớp A Tỳ Đàm do TT Trí Siêu giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
--------------------------------------------------------
mở kinh tụng và nhạc
Phần đóng room:
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phần 1a Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
MC 1..........
Namo Buddhaya
Con ....( ... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 10 tháng 11 năm.2005 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay Lớp Phật Học Phổ Thông/ Phần Tham Chiếu Phật Học chúng ta sẽ học ba`i LẠM BÀN VỀ LỄ VU LAN TỪ GÓC ĐỘ TAM TẠNG PÀLI do DD Uyên Minh giảng giải. Sau đó là phần pháp đàm, chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức giảng giải đề tài thảo luận và các câu hỏi, buổi học sẽ kết thúc với phần tin tức Phật Giáo.
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC 1........)
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Bài học hôm nay
LẠM BÀN VỀ LỄ VU LAN TỪ GÓC ĐỘ TAM TẠNG PÀLI
Chúng con kính thỉnh TT Giác Ðẳng dẫn nhập bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-----------------
Tam Tạng kinh điển của Phật Giáo nói chung, dù là Hán Tạng của Trung Hoa ( vốn là công trình tập đại thành giáo nghĩa của nhiều bộ phái Phật giáo, chứ không phải từ một nguồn chuyên nhất như Tam Tạng Pàli ) hay Tam Tạng của bất cứ dân tộc nào, trong bất luận ngôn ngữ nào ( Pàli, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Khmer, Tây Tạng, Mông Cổ, Tây Hạ,..) đều mênh mông về số lượng, nếu phải nghiên cứu nghiêm túc, không theo cách cưỡi ngựa xem hoa, thì một đời người tuyệt không đủ thời gian. Tuy nhiên trong hiện tại ( ít nhất từ thập niên 90 của thế kỷ 20 ), nếu chỉ nói về Tam Tạng Pàli, chúng ta đã có gần trọn vẹn bản dịch tiếng Việt của Kinh Tạng ( do HT Thích Minh Châu và giáo sư Trần Phương Lan), trọn vẹn A Tỳ Đàm Tạng ( bản dịch của HT Tịnh Sự) và gần đây là trọn vẹn Luật Tạng ( bản dịch hoàn chỉnh của ĐĐ Nguyệt Thiên từ Anh Văn, và bản dịch dang dở của TT Giác Giới từ nguyên bản Pàli ). Gần như toàn bộ các bản dịch Tam Tạng trên đây đều đã được đưa lên trang Buddhasàsana của TS Bình An Sơn.
Người viết bài này phải dài dòng một chút về các bản dịch Việt ngữ của Tam Tạng Pàli như trên chỉ nhằm xác định rằng người Phật tử Việt Nam hôm nay đã có đầy đủ điều kiện để tự mình tham cứu nhiều nguồn kinh điển từ các hệ phái Phật giáo một cách đầy đủ và thỏa mãn, không phải theo cách nhỏ giọt như mươi năm trước là quẩn quanh các sách viết, sách dịch rời rạc mà khó có dịp tận mắt nhìn thấy thế nào là Tam Tạng Thánh điển. Bây giờ mọi sự đã khác, Phật giáo trong nước ( với sự hỗ trợ của HT Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan) đang thực hiện một bộ Đại Tạng tiếng Việt ( dịch từ Hán tạng) mà trước mắt là toàn bộ các tập A Hàm đã phát hành. Trong bài tham chiếu này, người viết mong người đọc có thể dễ dàng xác minh những gì được trích dẫn như là một thái độ nghiên cứu nghiêm túc và thiện chí.
Trước hết, trong đề tài Vu Lan, chúng ta có thể rút ra vài nhận xét sau đây:
(MC2) A- VỀ GIAI THOẠI MỤC LIÊN THANH ĐỀ
Trong toàn bộ Tam Tạng Pàli ( có thể đọc bản dịch tiếng Việt), không hề có câu chuyện tôn giả Mục Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề, mà thay vào đó là câu chuyện ngài Xá Lợi Phất với những tình tiết tạm gọi là tương tự ( nhưng phần nội dung quan trọng thì hoàn toàn khác). Đó là theo Tiểu Bộ Kinh ( Khuddakanikàya), tập Thiên Cung Sự ( Vimànavatthu), phẩm Ubbarìvagga, câu chuyện thứ hai.
Chuyện kể rằng lần đó ngài Xá Lợi Phất cùng ba vị tôn giả khác là ngài Mục Kiền Liên, ngài Anuruddha và ngài Mahàkappina cùng cư ngụ trong một khu rừng gần Vương Xá Thành ( Ràjagaha). Một hôm ngài nhìn thấy một nữ quỷ hình thù gầy nhom quái dị đang đứng nhìn mình và nó thưa rằng mình từng là mẹ ruột của ngài từ kiếp trước, vì không tin nghiệp lý và tạo nhiều ác nghiệp oan khiên nên phải bị đoạ làm ngạ quỷ. Nay nữ ngạ quỷ này đến xin ngài hồi hướng công đức để cứu giúp.
Sau đây là nguyên văn Pàli của Sớ Giải Tiểu Bộ Kinh về tiền thân của nữ ngạ quỷ này:
Sà aparena samayena kàlam katvà kammànubhàvukkhittà petayoniyam nibbattitvà attano vacìduccaritànurùpam dukkham anubhavantì purimajàtisambandham anussaritvà àyasmato sàriputtassa santikam upasankamitukàmà tassa vihàradvàram sampàpuni, tassa vihàradvàradevatàyo vihàrappavesanam nivàresum.Sà kira ito pancamàya jàtiyà therassa màtubhùtapubbà tasmà evamàha: Aham ayyassa sàriputtatherassa ito pancamàya jàtiyà màtà detha me dvàrappavesanam theram datthunti. Tam sutvà devatà tassa pavesanam anujànimsu
( Về sau, người đàn bà ấy lúc chết rồi, vì ác nghiệp thúc đẩy mà phải sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Do nghiệp ác khẩu xưa kia, bà phải chịu nhiều đau khổ và nhờ nhớ lại được mối thân tình tiền thân nên nữ ngạ quỷ này đã tìm đến tịnh thất của ngài Xá Lợi Phất để mong gặp mặt, nhưng lại bị chư thiên giữ cửa ngăn không cho vào. Thực ra cách đó năm kiếp về trước, nữ quỷ này đã từng là mẹ ruột của tôn giả Xá Lợi Phất, nên nó đã nói với các thiên nhân giữ cửa: Cách nay năm kiếp sống, tôi từng là mẹ của ngài Xá Lợi Phất, nay mong các vị cho tôi được vào gặp ngài. Chư thiên nghe vậy đã để nó đi vào tịnh thất ).
Nói về ngài Xá Lợi Phất sau khi nghe hết câu chuyện thương tâm của nữ ngạ quỷ, ngày hôm sau đã cùng ba vị tôn giả kia đến gặp vua Tần Bà Sa La ( Bimbisàra) và ngài Mục Kiền Liên đã trình bày sự việc cho vua rõ. Vua lập tức cho xây dựng 4 am thất khang trang và tổ chức một trai đàn cúng dường đến đức Phật cùng chư tăng rồi hồi hướng công đức đến nữ ngạ quỷ kia. Nữ ngạ quỷ sau khi nhận được công đức hồi hướng đã sanh về thiên giới.
Trong suốt câu chuyện, cái may mắn là ta đã không bắt gặp những điểm khó ăn nói nếu chiếu theo tinh thần Phật Giáo:
- Ngài Xá Lợi Phất đã không mời con ngạ quỷ kia ăn một bát cơm hay thức ăn nào của nhân loại, vì loài nào thức nấy, một điều tối thiểu mà một vị La Hán không thể không biết.
- Ngài Xá Lợi Phất đã hành động tận lực mà không hề khóc lóc khi thấy bà mẹ kiếp xưa của mình đang bị đau khổ. Theo A Tỳ Đàm, khóc lóc không phải là thái độ của vị La Hán. Người thời nay dễ dàng cường điệu phong thái bất phàm của một vị cao tăng nào đó là bình thản trước chuyện sống chết, xem sinh như đắp chăn đông và tử như cởi áo hạ, thậm chí có thể mỉm cười trước khi tắt thở, nhưng hầu hết lại chấp nhận chuyện một vị La hán khóc lóc vì thương mẹ. Thương chỉ có nghĩa là thương, còn việc không kềm chế được cảm xúc lại là chuyện khác. Xin hỏi đó có phải là chuyện nên suy nghĩ ?
- Ngài Xá Lợi Phất đã không phải bối rối để tìm cách cứu mẹ, vì một vị La Hán không lý gì không biết đến phép hồi hướng công đức để rồi phải chạy vạy hỏi han đây đó, cho dù người được hỏi là đức Phật.
Chúng ta có thể dễ dãi cho rằng nhân vật trong câu chuyện có thể là ai cũng được, dù là ngài Xá Lợi Phất hay ngài Mục Kiền Liên hoặc một vị La Hán nào đó, nhưng việc ta áp đặt những chi tiết ngây ngô dung tục lên một vị La Hán, như tô vẽ việc vị La Hán phải khóc lóc chẳng hạn, để tìm thêm những giọt nước mắt của người đọc sách hay thính giả nghe chuyện thì dường như có chỗ sa đà.
Thái độ dễ dãi đó còn được gắn thêm vào chính hình ảnh đức Phật. Có người Phật tử Việt Nam nào lại không biết đến giai thoại đức Phật quỳ lạy một đống xương người và giải thích cho chư tăng rằng Ngài làm thế vì biết đâu trong đống xương người kia có cả cha mẹ nhiều đời của Ngài.. Nếu chỉ trong một đống xương người mà có thể có cha mẹ nhiều đời thì trong biển người mênh mông mà đức Phật gặp gỡ trên mọi nẻo đường hành hoá thì sao ? Chiếu theo tinh thần của câu chuyên trên, ta lại muốn Ngài quỳ lạy muôn người thiên hạ hay sao ? Hầu hết chúng ta cứ khóc sướt mướt mỗi lần nghe kể lại câu chuyện đó, nhưng nếu vậy, hình ảnh đức Phật trong lòng chúng ta lúc này đã như thế nào, một bậc đạo sư của thiên hạ lại có thể tùy tiện bái lạy một đống xương người với lời giải thích nghe ra không mấy xuôi tai ? Đành rằng theo tinh thần Phật giáo, việc thiên hạ là thân thuộc nhiều đời của nhau hoàn toàn bình thường, nhưng nên chăng một sự thể hiện và hoà điệu hợp lý giữa trí tuệ nhận thức và phương cách hành xử ?
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải phần A bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
______________________________________
Thảo luận
______________________________________
(MC 3) B- VỀ NGUỒN GỐC CHỮ VU LAN BỒN
Cho đến nay, đã có không ít những tài liệu bàn về nguyên nghĩa của chữ Vu Lan Bồn, nhưng hầu hết xem ra đều cho rằng ba chữ này xuất phát từ Phạn Ngữ Ullambana có nghĩa đen là sự treo ngược, được giải thích là nhằm ám chỉ cho hình phạt mà các tội nhân dưới địa ngục phải chịu đựng, từ đó có chữ dịch là Đảo Huyền, một danh từ mà ta cũng có thể bắt gặp trong sách Mạnh Tử ( chương Công Tôn Sửu) với ý nghĩa chỉ sự cơ cực nói chung. Trở lại với chữ Vu Lan Bồn, nếu chỉ dựa vào một hình phạt rồi lấy đó làm tên gọi cho dịp lễ hội này thì xem ra không ổn. Theo Bổn Sanh Kinh Pàli ( nói rõ là bổn sanh Nemiràjajàtaka), có bao nhiêu hình thức gây tạo ác nghiệp thì cũng có bấy nhiêu hình thức đọa đày đưới địa ngục, và nếu so ra, hình phạt bị treo dốc đầu chỉ là một trong vô số hình phạt dưới ấy. Bản thân người viết bài này rất lấy làm ngạc nhiên khi theo thiển ý, thay vì giả thuyết rằng gốc chữ Vu Lan Bồn là Ullumbana ( sự treo ngược đầu), có một chữ khác gần như đồng âm mà về ý nghĩa lại đắc địa hơn, đó là chữ Ullumpana ( sự tiếp độ, sự cứu vớt). Trong nghi thức giới đàn theo Luật tạng Pàli, một nam tử muốn thọ đại giới Tỳ Kheo phải đọc lời này để tác bạch trước Tăng: Sangham bhante upasampadam yàcàmi, ullumpatu mam bhante sangho anukampam upàdàya ( Ngưỡng bạch chư Tăng, nay con xin được thọ trì đại giới tỳ kheo, mong chư tăng bi mẫn tiếp độ)
Trên đây là chữ Ullumpatu, dạng Mệnh Lệnh Cách của động từ Ullumpati ( cứu giúp, tế độ), và dạng danh từ của chữ này là Ullumpana.
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải ý nghĩa phần B bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
______________________________________
Thảo luận
_______________________________________
(MC 4) C- THỜI GIAN TÍNH TRONG LỄ VU LAN BỒN
Trong cả suốt chiều dài của tập Ngạ Quỷ Sự của Tiểu Bộ Kinh Pàli, ta sẽ không hề đọc thấy một gợi ý nào về thời điểm ấn định cho việc hồi hướng công đức đến thân nhân quá vãng. Họ cần đến ta hay ta nhớ nghĩ đến họ lúc nào, vào bất cứ thời điểm nào, chỉ cần có điều kiện thuận lợi, người Phật tử đều có thể làm việc hồi hướng. Người bị sa đọa cũng không khác bệnh nhân trong bệnh viện hay tù nhân trong ngục thất, họ luôn bị khổ và chờ đợi sự thăm viếng hay tiếp tế của thân nhân, nếu mỗi năm chỉ có thể nhận công đức vào một ngày nào đó, chẵng hạn rằm tháng bảy, thì xem ra những câu chữ hồi hướng trong các thời khoá tụng niệm mỗi ngày đều vô nghĩa chăng ? Vã lại trong cõi trời đất mênh mang này, thọ mạng của muôn loài vẫn sai khác nhau, khái niệm thời gian của mỗi cảnh giới cũng từ đó chẵng giống nhau. Việc lấy khái niệm năm tháng ở nhân gian làm chuẩn mực để hành sự hay áp đặt lên nếp sinh hoạt của muôn loài dường như không hợp lý. Theo tinh thần Phật giáo ( mà ai cũng có thể hiểu được) thì những quy định của đức Phật về thời gian luôn có lý do rất thực tế : Thời gian nào là mùa an cư kiết hạ, thời gian nào có thể tổ chức lễ Tăng Y Kathina, hay một tỳ kheo phải tu bao lâu mới có thể độ cho người khác thọ đại giới.
Nếu chọn một ngày trong năm để thiên hạ cùng có dịp họp mặt và tưởng nhớ cha mẹ cùng các thân nhân đã khuất thì đó là một đóng góp quan trọng cho nền đạo đức và văn hoá xã hội. Nhưng nếu tùy tiện gán ghép vào đó những lý giải gượng gạo theo tâm tình cá nhân, gọi theo thiền sư Nhất Hạnh là “những thêm bớt của thứ trí tuệ hạ liệt ” thì đó là một bi kịch cho Phật giáo. Nói theo giáo sư Dương Ngọc Dũng, Phật giáo không cần ai bênh vực bảo vệ, chỉ cần được hiểu đúng mà thôi. Từ đó Phật giáo sẽ tự tồn tại.
Chúng con kính thỉnh DD Uyên Minh từ bi giảng giải ý nghĩa phần C bài học hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
--------------------------------------------------------------------------
Phần II: này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần II : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ (Tri Chúng lên cảm tạ và đóng room)
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ có lớp A Tỳ Đàm do TT Trí Siêu giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
--------------------------------------------------------
mở kinh tụng và nhạc
Phần đóng room:
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
<< Home