Bài Đọc ngày thứ 3 của MC
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
MC1.đọc.......
Namo Buddhaya
Con ...... thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 31 tháng 01 năm.2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Phật Pháp Phổ Thông chúng ta sẽ học bài Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục do TT Giác Đẳng giảng giải . Chương trình tiếp tục với phần pháp đàm, chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức giảng giải đề tài thảo luận ,các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật giáo .Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC1 : .. đọc (....điền khuyết)
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhạp bài học trên .Namo Buddhaya
MC 1......
Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN
[Vì sao tin Phật - Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt]
Đức Phật bác bỏ cả hai cực đoan của thuyết bất diệt (thường kiến) và hư vô (đoạn kiến).
Để trau dồi Chánh Kiến hay sự hiểu biết toàn bích, trước nhất chúng ta phải để ý đến hai quan điểm được coi là khiếm khuyết hay sai lầm.
Quan điểm đầu tiên là thuyết bất diệt, thuyết này liên quan với niềm tin về đời sống bất diệt hay sự vật bất diệt. Trước thời Đức Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người chủ trương có sự bất diệt. Những quan đi?m này vẫn hiện hữu trong thế giới tiên tiến ngày nay do lòng bám níu của con người vào sự bất diệt.
Tại sao Đức Phật chối bỏ không dạy giáo lý về bất diệt? Vì khi chúng ta hiểu được sự vật trên cõi đời này thực sự ra sao, chúng ta không thể tìm thấy một thứ gì thường còn hay hiện hữu mãi mãi. Mọi sự đều thay đổi và tiếp tục thay đổi theo những điều kiện thay đổi mà chúng tùy thuộc vào. Khi chúng ta phân tích sự vật ra từng thành phần hay cho ra từng thực thể, chúng ta không thể tìm thấy một thực thể nào tồn tại vĩnh viễn, không có một vật gì hiện hữu trường cửu. Do đó tại sao quan điểm về bất diệt được coi như sai lầm hay giả dối.
Quan điểm sai lầm thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ hiểu một phần của đời sống. Hư vô chủ nghĩa không chú ý đến về mặt tâm linh của đời sống. Nếu cho rằng khi chết, đời sống chấm dứt và không còn trở lại nữa, thì người đó bác bỏ sự liên tục của những điều kiện tâm linh. Khi chúng ta hiểu điều kiện tinh thần và vật chất, chúng ta không thể nói rằng không có đời sống sau khi chết và không còn gì nữa sau khi chết. Thuyết hư vô về cuộc sống được coi như sai vì nó căn cứ vào sự thiếu hiểu biết về sự thật. Bởi vậy Đức Phật đã bác bỏ thuyết hư vô. Giáo lý về Nghiệp thừa đủ để chứng tỏ Đức Phật không dạy thuyết hư vô sau khi chết; Đạo Phật chấp nhận "thần thức" không có nghĩa là một linh hồn bất diệt, nhưng trong ý nghĩa sự tái sanh .
Suốt trong thời gian hoằng pháp dài cho các đệ tử, Đức Phật cực lực không tán đồng các lập luận có tính cách ức đoán. Vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Nguyên Ấn là nơi hoạt động trí thức cực thịnh, những nhà học giả, du dà, triết học, vua chúa và cả đến những người bình thưòng cũng tham gia vào các cuộc tranh luận triết lý về cuộc sống của con người. Một số những người đó có những lý luận nực cưòi vô giá trị và hoàn toàn không thích đáng. Một số người đã lãng phí thời gian để tranh luận về mọi vấn đề. Họ chú trọng nhiều đến sức mạnh của môn thể thao tinh thần hơn là tìm giải pháp thực tế cho những vấn đề của nhân loại. (Ở thế kỷ thứ 18 Jonathan Swift châm biếm thời gian sẩy ra tương tự tại Anh khi ông trình bày những người Lilliputians (Tý hon Li Li Bút) trong tập "Gulliver's Travels" (Du Ký của Gullivers), gây chiến tranh để quyết định nên đập vỡ một trái trứng bằng đầu nào, đầu nhọn trứng hay đầu lớn trứng).
Đức Phật cũng từ chối tham dự vào các phiếm luận về vũ trụ. Ngài tuyên bố minh bạch vấn đề nhân loại phải đương đầu không phải trong quá khứ hay vị lai mà ngay tức khắc bây giờ. Kiến thức về Chủ Nghĩa Bất Diệt hay Hư Vô không giúp ích gì cho con người phá vỡ gông cùm khiến con người bị mù quáng trong cuộc sống và là nguyên nhân của tất cả các cảm nghĩ bất mãn phát xuất từ những bất lực không thỏa mãn được các tham vọng. Ngài nói rằng trước khi một người muốn tiến vào con đường dẫn đến Niết Bàn, người đó phải có Chánh Kiến. Chỉ khi nào biết rõ ràng cái gì mình đang tìm mới mong đạt được nó.
MC 2......
Cảnh giới tái sanh?
[KHÉO VẤN, KHÉO ĐÁP - S. Dhammika - Phạm Kim Khánh & Bình Anson dịch]
VẤN: Có phải lúc nào ta cũng sanh ra làm người không?
ĐÁP: Không. Có nhiều cảnh giới khác nhau mà ta có thể tái sinh vào. Vài người tái sinh vào cảnh trời, người khác vào địa ngục, vài người khác nữa tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ v.v. Cảnh trời không phải là nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn, chúng sanh trong đó có cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm hạnh phúc, thoải mái dễ chịu.
Trong vài tôn giáo, người ta hết lòng cố gắng để được tái sinh vào một cảnh trời, lầm nghĩ rằng trạng thái ấy trường tồn. Nhưng không phải vậy. Cũng như tất cả các pháp hữu vi (tức các hiện tượng cần phải có gì khác tạo điều kiện mới hiện hữu), cảnh giới chư thiên cũng là vô thường, và khi tuổi thọ chấm dứt, cũng có thể tái sinh làm người. Địa ngục cũng vậy, không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn trong đó cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm lo âu và đau khổ, buồn phiền. Cảnh ngạ quỷ cũng là một trạng thái sinh tồn trong đó chúng sanh có cơ thể vật chất tế nhị và tâm lúc nào cũng bị lòng khát khao ham muốn và bất mãn khuấy động.
Như vậy, chúng sanh ở cảnh trời thường kinh nghiệm hạnh phúc, chúng sanh ở địa ngục và cảnh ngạ quỷ thường kinh nghiệm đau khổ, còn chúng sanh trong cảnh người thường kinh nghiệm cả hai lẫn lộn. Điểm khác biệt chánh giữa cảnh người và các cảnh giới khác nằm trong mức độ tế nhị của thân và phẩm chất của loại kinh nghiệm.
VẤN: Điều gì quyết định ta sẽ tái sinh vào cảnh nào?
ĐÁP: Yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, ảnh hưởng đến việc đưa ta tái sinh vào cảnh giới nào và sống như thế nào, là Nghiệp. Danh từ Nghiệp, "kamma", có nghĩa "hành động", hàm ý những hành động cố ý. Nói cách khác, hoàn cảnh của mình trong hiện tại phần lớn do những gì mình suy tư hay hành động trong quá khứ. Cùng thế ấy, những gì mình suy tư và hành động trong hiện tại sẽ gieo ảnh hưởng đến số phần của mình trong tương lai.
Người hiền lương, từ ái, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh trời hay làm người có nhiều hạnh phúc. Người có tánh lo âu sợ sệt hay tàn nhẫn hung tợn có khuynh hướng tái sinh vào địa ngục hay làm người cơ cực nghèo nàn, có nhiều kinh nghiệm đau khổ. Người nuôi dưỡng ái dục, khát khao ham muốn và ôm ấp những tham vọng mà không bao giờ thỏa mãn, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh ngạ quỷ hoặc cảnh người luôn luôn bị dục vọng và tham ái khuấy nhiễu và gây phiền muộn. Những thói quen nào đã được phát triển mạnh mẽ trong đời sẽ nối tiếp trong kiếp sống kế đó.
MC 3........
PHẬT GIÁO CÓ TIN THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC HAY KHÔNG
[PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm - Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch ]
Có tin, Phật giáo không hoài nghi có tồn tại thiên đường và địa ngục, bởi vì thiên đường, địa ngục đều cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh tử. Phật giáo cho rằng, con người khi chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử luân hồi thì vẫn có khả năng thực nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm chí có thể nói, mọi người đều đã từng sống qua ở thiên đường và địa ngục. Sống theo 5 giới và 10 thiện ở cấp cao thì sẽ sinh ở thiên đường. Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch thì đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có thể sinh lên thiên đường. Ở thiên đường, hưởng phúc báo hết rồi, chúng sinh ở thiên đường lại có thể xuống địa ngục. Vì vậy, Phật giáo cho rằng thiên đường tuy là cảnh giới sung sướng, nhưng không phải là nơi an lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát khổ.
Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp khác nhau, cho nên thiên đường cũng có thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có đẳng cấp.
Thiên đường của Phật giáo chi làm 28 cõi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cõi Trời Dục giới, gần gũi với cõi người. Cao hơn nữa, có 18 cõi Trời thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc giới, có 4 cõi Trời thuộc Vô sắc giới. Trên sự thực, làm người mà tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cõi trời và Dục giới. Trong các cõi Trời thuộc Sắc giới, trừ cõi trời Tịnh cư thiên ở Sắc giới, còn thì tất cả các cõi trời khác đều là những cảnh giới thiền định, do tu thiền mà đạt được.
Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo của chúng sinh ở địa ngục có khác biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa ngục lớn : Căn bản địa ngục, cận biên địa ngục và cô độc địa ngục. Loại địa ngục thường được nói tới trong kinh Phật là căn bản địa ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng sinh, tùy theo tội ác đã phạm mà đọa vào các cấp địa ngục khác nhau. Người thế gian nói rằng, người làm ác bị quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng thực ra, lên thiên đường hay xuống địa ngục, đều do nghiệp lực thúc đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên các cõi trời thì được sinh lên các cõi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực hướng xuống địa ngục, thì đọa xuống các địa ngục để chịu khổ.
MC 4.........
Một ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác ?
[PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN - Buddhadasa Bhikkhu - Thiện Nhựt phỏng dịch]
Cảnh giới thứ nhứt là điạ ngục. Ðiạ ngục có ý nghĩa là lo âu. (Theo tiếng Thái, điạ ngục là "trái tim nóng bỏng"). Mỗi khi ta đang thể nghiệm sự lo âu, nóng bỏng hay cháy xém, đồng thời ta tái sanh làm một chúng sanh nơi cảnh địa ngục. Ðó là một sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Mặc dầu thân thể vật chất nầy đang ở nơi cõi nhơn gian, nhưng khi lo âu vừa khởi lên, thì tâm đã rơi vào điạ ngục. Lo âu vì ngại có thể bị mất uy tín và danh tiếng chẳng hạn, hay bất cứ lo âu thuộc loại nào -- đó là địa ngục đấy.
Rồi đến sự tái sanh vào cảnh giới súc sanh, đó chỉ là sự ngu độn. Tỏ ra quá khờ khạo, ngu độn về một việc gì: ngu, khi chẳng biết Chánh pháp và Niết bàn là điều đáng qúi; ngu, khi chẳng dám đến gần với Phật học; ngu, khi tin rằng kẻ nào tu tập theo Chánh pháp hay lưu tâm đến Phật học là hạng người hủ lậu và kỳ cục. Trẻ con , và ngay cả người lớn, đều nghĩ như vậy, và họ lánh xa Chánh pháp cùng tôn giáo. Ðó là sự ngu mê. Chẳng kể ngu mê về loại nào, sự đần độn cũng tương đương với sự tái sanh làm súc sanh (thú vật). Hễ khi sự ngu mê vừa khởi lên và làm tràn ngập tâm trí ai, tức thì kẻ ấy trở nên hạng súc sanh; đó là sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Ðấy là cảnh giới thảm ác thứ hai.
Cảnh giới thảm ác thứ ba là hoàn cảnh của loài ngạ qủi (petas, qủi đói), loại chúng sanh ma quỉ bị đói khát kinh niên, bởi vì sự đòi hỏi của chúng luôn luôn vượt quá sự cung ứng phẩm vật. Ðây là tình trạng đói khát kinh niên về tâm linh, chẳng phải đói về thức ăn. Thí dụ như, (...) có người muốn được một ngàn đồng, vừa được một ngàn lại muốn mười ngàn, rồi trăm ngàn, cho đến cả triệu mà vẫn còn chưa mãn ý. Ðây là trường hợp chạy đuổi theo mãi mà chẳng bao giờ bắt gặp; có đầy đủ triệu chứng của bịnh đói kinh niên. Lại còn giống với loài ngạ quỉ đói khát, bụng to như hòn núi mà miệng lại nhỏ như lỗ kim. Phần nội nhập để tiêu thụ chẳng bao giờ vừa đủ cho cơn đói, nên mới luôn luôn là qủi đói. Ðối ngược với ngạ qủi là người, (...) dầu được hai mươi xu cũng tốt mà chỉ có mươi xu cũng đành lòng. Nhưng bạn đừng vì thế mà vội nghĩ rằng, ưng dạ như thế có nghĩa là thôi chẳng còn muốn tìm cầu vật gì nữa. Trí thông minh dạy ta những gì cần nên làm và làm ngay việc đó một cách đứng đắn. Bằng cách đó, ta thấy thích thú thoả mãn, mỗi khi đuổi theo sự vật gì. Ta thưởng thức sự tìm cầu và (cảm thấy) được mãn nguyện sau đó. Ðấy là lối sống chẳng thành ngạ quỉ, nghĩa là, chẳng mắc bịnh đói kinh niên. Ðuổi theo sự vật nào với lòng khao khát, là thành ngạ quỉ. Ðuổi theo sự vật một cách thông minh chẳng phải là có bụng đang thèm thuồng; bởi thế, chẳng được xem đó như là cảnh qủi đói, mà chỉ là giản dị làm những việc gì cần phải làm mà thôi.
Ước vọng chẳng phải là khao khát, nhứt là ước vọng muốn dập tắt hết đau khổ. Bạn chớ nên đi nói với kẻ khác rằng (...) ước vọng là khao khát, là tham lam. Khao khát hay tham lam khởi lên do có sự si mê đần độn. Ước vọng chứng đắc Niêt bàn có thể là sự khao khát, nếu được đuổi theo với sự rồ dại, sự mê đắm, hay sự hãnh diện. Theo học khóa thiền mà chẳng hiểu thiền là gì cả thì là khát vọng và tham lam; chính sự si mê đó đưa tới đau khổ vì đầy những chụp nắm và bám níu. Tuy nhiên, nếu một người có ước vọng chứng đắc Niết bàn, sau khi đã cảm nhận một cách rõ ràng và thông minh, thế nào là đau khổ, cùng phương cách theo đó để diệt tận khổ đau, và với một tâm trạng sẵn sàng và thật lòng học tập đứng đắn về thiền định và minh triết, thì ước vọng về Niết bàn đó đâu phải là khát vọng tham lam, đâu phải là đau khổ. (....). Vậy thì, (...) nếu ước vọng bắt nguồn từ sự si mê hay một lậu hoặc nào khác, hoặc các triệu chứng giống với bịnh đói kinh niên -- hằng theo đuổi mà chẳng hề bắt được -- thì đó là (....) cảnh giới thảm ác của ngạ quỉ, một lối tái sanh (tâm linh) tự phát.
Cảnh giới Thảm ác chót là cõi a tu la (Asuras, loại yêu thần, qủi thần, nhát gan). Trước hết, xin giải nghĩa chữ Asura: sura là can đảm; asura là chẳng can đảm, nhát gan, khiếp nhược. Vậy thì, khi nào ai đó trở nên nhát gan chẳng có lý do, kẻ ấy đang tái sanh, một cách tự phát động, vào cảnh giới a tu la. Nhát sợ loài rắn mối vô hại, loài đa túc, loài trùn là lo sợ vô cớ và cũng là một hình thức của đau khổ. Sợ hãi một cách chẳng cần thiết, hoặc sợ hãi một điều gì vì đã quá lo nghĩ đến, cũng là tái sanh làm a tu la một thứ. Ai cũng sợ chết, nhưng nỗi lo lắng đó được nhơn lên trăm vạn lần vì mình phóng đại quá đáng về nguy cơ sẽ chết.
Lo âu dày vò con người, ngày lẫn đêm. Sợ sẽ lọt xuống địa ngục và đang sợ như vậy là đã thành một a tu la mất rồi. Hoá cho nên, con người đang tái hạ sanh vào trong Bốn Cõi Thảm Ác hằng ngày, hằng tháng, lại hằng năm. Nếu ta biết hành động đúng đắn và chẳng để lâm vào các thảm trạng xem như Bốn Cõi Thảm Ác, ngay lúc nầy, thì sau khi chết đi, chúng ta đâu có phải rơi lọt vào Bốn Cõi đó, như đã được vẽ trên tường tại các chùa chiền
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng bi giảng giải ý nghĩa bài học trên .Namo Buddhaya
********************************************
Phần II này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần II : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ (Tri Chúng )
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .....thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng giải Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ có lớp Phật Giáo Sử do TT Tue Sieu giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya
*********************************************
mở kinh tụng và nhạc
Phần III :Phần đóng room:
Ki'nh thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại ngày mai cũng vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
MC1.đọc.......
Namo Buddhaya
Con ...... thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 31 tháng 01 năm.2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Phật Pháp Phổ Thông chúng ta sẽ học bài Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục do TT Giác Đẳng giảng giải . Chương trình tiếp tục với phần pháp đàm, chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức giảng giải đề tài thảo luận ,các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật giáo .Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC1 : .. đọc (....điền khuyết)
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhạp bài học trên .Namo Buddhaya
MC 1......
Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN
[Vì sao tin Phật - Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt]
Đức Phật bác bỏ cả hai cực đoan của thuyết bất diệt (thường kiến) và hư vô (đoạn kiến).
Để trau dồi Chánh Kiến hay sự hiểu biết toàn bích, trước nhất chúng ta phải để ý đến hai quan điểm được coi là khiếm khuyết hay sai lầm.
Quan điểm đầu tiên là thuyết bất diệt, thuyết này liên quan với niềm tin về đời sống bất diệt hay sự vật bất diệt. Trước thời Đức Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người chủ trương có sự bất diệt. Những quan đi?m này vẫn hiện hữu trong thế giới tiên tiến ngày nay do lòng bám níu của con người vào sự bất diệt.
Tại sao Đức Phật chối bỏ không dạy giáo lý về bất diệt? Vì khi chúng ta hiểu được sự vật trên cõi đời này thực sự ra sao, chúng ta không thể tìm thấy một thứ gì thường còn hay hiện hữu mãi mãi. Mọi sự đều thay đổi và tiếp tục thay đổi theo những điều kiện thay đổi mà chúng tùy thuộc vào. Khi chúng ta phân tích sự vật ra từng thành phần hay cho ra từng thực thể, chúng ta không thể tìm thấy một thực thể nào tồn tại vĩnh viễn, không có một vật gì hiện hữu trường cửu. Do đó tại sao quan điểm về bất diệt được coi như sai lầm hay giả dối.
Quan điểm sai lầm thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ hiểu một phần của đời sống. Hư vô chủ nghĩa không chú ý đến về mặt tâm linh của đời sống. Nếu cho rằng khi chết, đời sống chấm dứt và không còn trở lại nữa, thì người đó bác bỏ sự liên tục của những điều kiện tâm linh. Khi chúng ta hiểu điều kiện tinh thần và vật chất, chúng ta không thể nói rằng không có đời sống sau khi chết và không còn gì nữa sau khi chết. Thuyết hư vô về cuộc sống được coi như sai vì nó căn cứ vào sự thiếu hiểu biết về sự thật. Bởi vậy Đức Phật đã bác bỏ thuyết hư vô. Giáo lý về Nghiệp thừa đủ để chứng tỏ Đức Phật không dạy thuyết hư vô sau khi chết; Đạo Phật chấp nhận "thần thức" không có nghĩa là một linh hồn bất diệt, nhưng trong ý nghĩa sự tái sanh .
Suốt trong thời gian hoằng pháp dài cho các đệ tử, Đức Phật cực lực không tán đồng các lập luận có tính cách ức đoán. Vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Nguyên Ấn là nơi hoạt động trí thức cực thịnh, những nhà học giả, du dà, triết học, vua chúa và cả đến những người bình thưòng cũng tham gia vào các cuộc tranh luận triết lý về cuộc sống của con người. Một số những người đó có những lý luận nực cưòi vô giá trị và hoàn toàn không thích đáng. Một số người đã lãng phí thời gian để tranh luận về mọi vấn đề. Họ chú trọng nhiều đến sức mạnh của môn thể thao tinh thần hơn là tìm giải pháp thực tế cho những vấn đề của nhân loại. (Ở thế kỷ thứ 18 Jonathan Swift châm biếm thời gian sẩy ra tương tự tại Anh khi ông trình bày những người Lilliputians (Tý hon Li Li Bút) trong tập "Gulliver's Travels" (Du Ký của Gullivers), gây chiến tranh để quyết định nên đập vỡ một trái trứng bằng đầu nào, đầu nhọn trứng hay đầu lớn trứng).
Đức Phật cũng từ chối tham dự vào các phiếm luận về vũ trụ. Ngài tuyên bố minh bạch vấn đề nhân loại phải đương đầu không phải trong quá khứ hay vị lai mà ngay tức khắc bây giờ. Kiến thức về Chủ Nghĩa Bất Diệt hay Hư Vô không giúp ích gì cho con người phá vỡ gông cùm khiến con người bị mù quáng trong cuộc sống và là nguyên nhân của tất cả các cảm nghĩ bất mãn phát xuất từ những bất lực không thỏa mãn được các tham vọng. Ngài nói rằng trước khi một người muốn tiến vào con đường dẫn đến Niết Bàn, người đó phải có Chánh Kiến. Chỉ khi nào biết rõ ràng cái gì mình đang tìm mới mong đạt được nó.
MC 2......
Cảnh giới tái sanh?
[KHÉO VẤN, KHÉO ĐÁP - S. Dhammika - Phạm Kim Khánh & Bình Anson dịch]
VẤN: Có phải lúc nào ta cũng sanh ra làm người không?
ĐÁP: Không. Có nhiều cảnh giới khác nhau mà ta có thể tái sinh vào. Vài người tái sinh vào cảnh trời, người khác vào địa ngục, vài người khác nữa tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ v.v. Cảnh trời không phải là nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn, chúng sanh trong đó có cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm hạnh phúc, thoải mái dễ chịu.
Trong vài tôn giáo, người ta hết lòng cố gắng để được tái sinh vào một cảnh trời, lầm nghĩ rằng trạng thái ấy trường tồn. Nhưng không phải vậy. Cũng như tất cả các pháp hữu vi (tức các hiện tượng cần phải có gì khác tạo điều kiện mới hiện hữu), cảnh giới chư thiên cũng là vô thường, và khi tuổi thọ chấm dứt, cũng có thể tái sinh làm người. Địa ngục cũng vậy, không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn trong đó cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm lo âu và đau khổ, buồn phiền. Cảnh ngạ quỷ cũng là một trạng thái sinh tồn trong đó chúng sanh có cơ thể vật chất tế nhị và tâm lúc nào cũng bị lòng khát khao ham muốn và bất mãn khuấy động.
Như vậy, chúng sanh ở cảnh trời thường kinh nghiệm hạnh phúc, chúng sanh ở địa ngục và cảnh ngạ quỷ thường kinh nghiệm đau khổ, còn chúng sanh trong cảnh người thường kinh nghiệm cả hai lẫn lộn. Điểm khác biệt chánh giữa cảnh người và các cảnh giới khác nằm trong mức độ tế nhị của thân và phẩm chất của loại kinh nghiệm.
VẤN: Điều gì quyết định ta sẽ tái sinh vào cảnh nào?
ĐÁP: Yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, ảnh hưởng đến việc đưa ta tái sinh vào cảnh giới nào và sống như thế nào, là Nghiệp. Danh từ Nghiệp, "kamma", có nghĩa "hành động", hàm ý những hành động cố ý. Nói cách khác, hoàn cảnh của mình trong hiện tại phần lớn do những gì mình suy tư hay hành động trong quá khứ. Cùng thế ấy, những gì mình suy tư và hành động trong hiện tại sẽ gieo ảnh hưởng đến số phần của mình trong tương lai.
Người hiền lương, từ ái, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh trời hay làm người có nhiều hạnh phúc. Người có tánh lo âu sợ sệt hay tàn nhẫn hung tợn có khuynh hướng tái sinh vào địa ngục hay làm người cơ cực nghèo nàn, có nhiều kinh nghiệm đau khổ. Người nuôi dưỡng ái dục, khát khao ham muốn và ôm ấp những tham vọng mà không bao giờ thỏa mãn, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh ngạ quỷ hoặc cảnh người luôn luôn bị dục vọng và tham ái khuấy nhiễu và gây phiền muộn. Những thói quen nào đã được phát triển mạnh mẽ trong đời sẽ nối tiếp trong kiếp sống kế đó.
MC 3........
PHẬT GIÁO CÓ TIN THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC HAY KHÔNG
[PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm - Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch ]
Có tin, Phật giáo không hoài nghi có tồn tại thiên đường và địa ngục, bởi vì thiên đường, địa ngục đều cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh tử. Phật giáo cho rằng, con người khi chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử luân hồi thì vẫn có khả năng thực nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm chí có thể nói, mọi người đều đã từng sống qua ở thiên đường và địa ngục. Sống theo 5 giới và 10 thiện ở cấp cao thì sẽ sinh ở thiên đường. Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch thì đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có thể sinh lên thiên đường. Ở thiên đường, hưởng phúc báo hết rồi, chúng sinh ở thiên đường lại có thể xuống địa ngục. Vì vậy, Phật giáo cho rằng thiên đường tuy là cảnh giới sung sướng, nhưng không phải là nơi an lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát khổ.
Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp khác nhau, cho nên thiên đường cũng có thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có đẳng cấp.
Thiên đường của Phật giáo chi làm 28 cõi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cõi Trời Dục giới, gần gũi với cõi người. Cao hơn nữa, có 18 cõi Trời thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc giới, có 4 cõi Trời thuộc Vô sắc giới. Trên sự thực, làm người mà tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cõi trời và Dục giới. Trong các cõi Trời thuộc Sắc giới, trừ cõi trời Tịnh cư thiên ở Sắc giới, còn thì tất cả các cõi trời khác đều là những cảnh giới thiền định, do tu thiền mà đạt được.
Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo của chúng sinh ở địa ngục có khác biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa ngục lớn : Căn bản địa ngục, cận biên địa ngục và cô độc địa ngục. Loại địa ngục thường được nói tới trong kinh Phật là căn bản địa ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng sinh, tùy theo tội ác đã phạm mà đọa vào các cấp địa ngục khác nhau. Người thế gian nói rằng, người làm ác bị quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng thực ra, lên thiên đường hay xuống địa ngục, đều do nghiệp lực thúc đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên các cõi trời thì được sinh lên các cõi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực hướng xuống địa ngục, thì đọa xuống các địa ngục để chịu khổ.
MC 4.........
Một ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác ?
[PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN - Buddhadasa Bhikkhu - Thiện Nhựt phỏng dịch]
Cảnh giới thứ nhứt là điạ ngục. Ðiạ ngục có ý nghĩa là lo âu. (Theo tiếng Thái, điạ ngục là "trái tim nóng bỏng"). Mỗi khi ta đang thể nghiệm sự lo âu, nóng bỏng hay cháy xém, đồng thời ta tái sanh làm một chúng sanh nơi cảnh địa ngục. Ðó là một sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Mặc dầu thân thể vật chất nầy đang ở nơi cõi nhơn gian, nhưng khi lo âu vừa khởi lên, thì tâm đã rơi vào điạ ngục. Lo âu vì ngại có thể bị mất uy tín và danh tiếng chẳng hạn, hay bất cứ lo âu thuộc loại nào -- đó là địa ngục đấy.
Rồi đến sự tái sanh vào cảnh giới súc sanh, đó chỉ là sự ngu độn. Tỏ ra quá khờ khạo, ngu độn về một việc gì: ngu, khi chẳng biết Chánh pháp và Niết bàn là điều đáng qúi; ngu, khi chẳng dám đến gần với Phật học; ngu, khi tin rằng kẻ nào tu tập theo Chánh pháp hay lưu tâm đến Phật học là hạng người hủ lậu và kỳ cục. Trẻ con , và ngay cả người lớn, đều nghĩ như vậy, và họ lánh xa Chánh pháp cùng tôn giáo. Ðó là sự ngu mê. Chẳng kể ngu mê về loại nào, sự đần độn cũng tương đương với sự tái sanh làm súc sanh (thú vật). Hễ khi sự ngu mê vừa khởi lên và làm tràn ngập tâm trí ai, tức thì kẻ ấy trở nên hạng súc sanh; đó là sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Ðấy là cảnh giới thảm ác thứ hai.
Cảnh giới thảm ác thứ ba là hoàn cảnh của loài ngạ qủi (petas, qủi đói), loại chúng sanh ma quỉ bị đói khát kinh niên, bởi vì sự đòi hỏi của chúng luôn luôn vượt quá sự cung ứng phẩm vật. Ðây là tình trạng đói khát kinh niên về tâm linh, chẳng phải đói về thức ăn. Thí dụ như, (...) có người muốn được một ngàn đồng, vừa được một ngàn lại muốn mười ngàn, rồi trăm ngàn, cho đến cả triệu mà vẫn còn chưa mãn ý. Ðây là trường hợp chạy đuổi theo mãi mà chẳng bao giờ bắt gặp; có đầy đủ triệu chứng của bịnh đói kinh niên. Lại còn giống với loài ngạ quỉ đói khát, bụng to như hòn núi mà miệng lại nhỏ như lỗ kim. Phần nội nhập để tiêu thụ chẳng bao giờ vừa đủ cho cơn đói, nên mới luôn luôn là qủi đói. Ðối ngược với ngạ qủi là người, (...) dầu được hai mươi xu cũng tốt mà chỉ có mươi xu cũng đành lòng. Nhưng bạn đừng vì thế mà vội nghĩ rằng, ưng dạ như thế có nghĩa là thôi chẳng còn muốn tìm cầu vật gì nữa. Trí thông minh dạy ta những gì cần nên làm và làm ngay việc đó một cách đứng đắn. Bằng cách đó, ta thấy thích thú thoả mãn, mỗi khi đuổi theo sự vật gì. Ta thưởng thức sự tìm cầu và (cảm thấy) được mãn nguyện sau đó. Ðấy là lối sống chẳng thành ngạ quỉ, nghĩa là, chẳng mắc bịnh đói kinh niên. Ðuổi theo sự vật nào với lòng khao khát, là thành ngạ quỉ. Ðuổi theo sự vật một cách thông minh chẳng phải là có bụng đang thèm thuồng; bởi thế, chẳng được xem đó như là cảnh qủi đói, mà chỉ là giản dị làm những việc gì cần phải làm mà thôi.
Ước vọng chẳng phải là khao khát, nhứt là ước vọng muốn dập tắt hết đau khổ. Bạn chớ nên đi nói với kẻ khác rằng (...) ước vọng là khao khát, là tham lam. Khao khát hay tham lam khởi lên do có sự si mê đần độn. Ước vọng chứng đắc Niêt bàn có thể là sự khao khát, nếu được đuổi theo với sự rồ dại, sự mê đắm, hay sự hãnh diện. Theo học khóa thiền mà chẳng hiểu thiền là gì cả thì là khát vọng và tham lam; chính sự si mê đó đưa tới đau khổ vì đầy những chụp nắm và bám níu. Tuy nhiên, nếu một người có ước vọng chứng đắc Niết bàn, sau khi đã cảm nhận một cách rõ ràng và thông minh, thế nào là đau khổ, cùng phương cách theo đó để diệt tận khổ đau, và với một tâm trạng sẵn sàng và thật lòng học tập đứng đắn về thiền định và minh triết, thì ước vọng về Niết bàn đó đâu phải là khát vọng tham lam, đâu phải là đau khổ. (....). Vậy thì, (...) nếu ước vọng bắt nguồn từ sự si mê hay một lậu hoặc nào khác, hoặc các triệu chứng giống với bịnh đói kinh niên -- hằng theo đuổi mà chẳng hề bắt được -- thì đó là (....) cảnh giới thảm ác của ngạ quỉ, một lối tái sanh (tâm linh) tự phát.
Cảnh giới Thảm ác chót là cõi a tu la (Asuras, loại yêu thần, qủi thần, nhát gan). Trước hết, xin giải nghĩa chữ Asura: sura là can đảm; asura là chẳng can đảm, nhát gan, khiếp nhược. Vậy thì, khi nào ai đó trở nên nhát gan chẳng có lý do, kẻ ấy đang tái sanh, một cách tự phát động, vào cảnh giới a tu la. Nhát sợ loài rắn mối vô hại, loài đa túc, loài trùn là lo sợ vô cớ và cũng là một hình thức của đau khổ. Sợ hãi một cách chẳng cần thiết, hoặc sợ hãi một điều gì vì đã quá lo nghĩ đến, cũng là tái sanh làm a tu la một thứ. Ai cũng sợ chết, nhưng nỗi lo lắng đó được nhơn lên trăm vạn lần vì mình phóng đại quá đáng về nguy cơ sẽ chết.
Lo âu dày vò con người, ngày lẫn đêm. Sợ sẽ lọt xuống địa ngục và đang sợ như vậy là đã thành một a tu la mất rồi. Hoá cho nên, con người đang tái hạ sanh vào trong Bốn Cõi Thảm Ác hằng ngày, hằng tháng, lại hằng năm. Nếu ta biết hành động đúng đắn và chẳng để lâm vào các thảm trạng xem như Bốn Cõi Thảm Ác, ngay lúc nầy, thì sau khi chết đi, chúng ta đâu có phải rơi lọt vào Bốn Cõi đó, như đã được vẽ trên tường tại các chùa chiền
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng bi giảng giải ý nghĩa bài học trên .Namo Buddhaya
********************************************
Phần II này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần II : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ (Tri Chúng )
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .....thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng giải Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ có lớp Phật Giáo Sử do TT Tue Sieu giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya
*********************************************
mở kinh tụng và nhạc
Phần III :Phần đóng room:
Ki'nh thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại ngày mai cũng vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya
<< Home