Bài Đọc ngày thứ 2 của MC
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con ......(..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 06 tháng .02 năm.2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay ngày thứ 1 trong Tuần lễ chiêm nghiệm và xưng tán Pháp Bảo , trong buổi học này chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài thứ 1 về GIỚI BỔN VÀ SỰ TỤNG GIỚI. Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Chương trình hôm nay với chủ đề :
Ý Nghĩa Đại Lễ Rằm Tháng Giêng
Chủ Biên : Diệu Quang
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu chủ đề trong ngày . Namo Buddhaya
---------------
Tuần Lễ Chiêm Nghiệm và Xưng Tán Pháp Bảo
Phần I. Ý nghĩa đại lễ Rằm Tháng Giêng
1. Kinh lễ Tam Bảo hằng ngày
2. Giới thiệu room Diệu Pháp
3. Sư Minh Hạnh đọc kinh
4. Ðôi lời về tuần lễ “Chiêm Nghiệm và Xưng Tán Pháp Bảo”.(TT GÐ)
5. Nhạc Lễ “ Thỉnh Chư Thiên”.
6. MC đọc phần I.A Maghapuja nghĩa là gì
7. Chư Tăng thảo luận.
8. Vài vần thơ đạo.
9. MC đọc phần I.B Đại hội thánh chúng Tăng già
10. Chư Tăng thảo luận.
11. Ý nghĩa từ vựng “Dhamma”.
12. MC đọc phần I.C. Công bố về ngày viên tịch của Đức Phật
13. Chư Tăng thảo luận.
14. Giới thiệu tác phẩm “Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức.
15. Ðúc Kết (TT TS)
16. Hồi Hướng
____________________________________________________
Tiết mục 6: MCa: .TLN/ Sangkhaly
Phần I.A
Magha Puja nghĩa là gì ?
( TK Giác Ðẳng )
Người Việt có câu "phép vua thua lệ làng." Những phong tục dân gian lắm lúc được biết nhiều hơn là những nguyên tắc chánh truyền. Lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng là một trường hợp điển hình. Tên Phạn ngữ của đại lễ là Maghapuja có nghĩa là lễ hội ngày rằm tháng Magha - tương đương với tháng Giêng theo lịch Trung Hoa. Gọi là Thượng Nguyên là cách phân chia theo Âm Lịch cùng với Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên.
Người Phật tử Việt Nam thường đi chùa xin dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa tổ chức lễ rất trọng thể. Đại lễ Rằm Tháng Giêng theo truyền thống Phật Giáo mang hai ý nghĩa: Thứ nhất kỷ niệm ngày Ðức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Thứ hai kỷ niệm đánh dấu ngày Đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa.
Kinh Giải Thoát Giáo - Ovadàpatimokkha- là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư Phật, căn bản của đời sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp. Mở đầu bài kinh Ðức Thế Tôn dạy rằng sự cúng dường Ðức Phật bằng cách cao quí nhất là sự hành trì Phật Pháp.
Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường Ðức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều: không làm các ác nghiệp, huân tu hạnh lành và thanh lọc tâm ý. Câu kinh nầy đã trở thành lời toát yếu Phật Pháp quen thuộc với mọi người Phật tử.
Không làm các nghiệp ác
Năng tu tập hành hạnh lành
Thanh lọc tâm thạnh tịnh
Là huấn ngôn chư Phật
Tiếp theo Ðức Phật nhấn mạnh khả năng kham nhẫn trong cuộc sống tu tập. Vị sa môn trên đường đạo phải học đức chịu đựng nhẫn nại. Trước hết là đối với bản thân. Đức Từ Phụ nhắc nhở về con đường giải thoát mà chư Phật truyền dạy đều đòi hỏi sự kiên tâm. Tự chế không nuôi hiềm hận, nghiêm trì giới luật, phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, sống thanh tịnh độc cư, sống với tâm hướng thượng là những pháp căn bản của người cầu đạo giải thoát.
Diệt ác bằng nhẫn nại
Là pháp môn tối thắng
Chứng giải thoát niết bàn
Là thành tựu tối thượng
Sa môn không hiềm hận
Luôn tinh nghiêm giới luật
Sống phòng hộ các căn
Tiết độ trong ẩm thực
Sống thanh tịnh độc cư
Hướng tâm cầu giải thoát
Đi xa hơn Ðức Phật dạy thế nào là cái đẹp, cái được, cái nổi bật mà một người trên đường đạo nên mong mỏi. Pháp nhẫn nại là trang sức đẹp nhất; là điều kiện tất yếu cho các thiện pháp phát triển; là trang sức của người trí; là vẻ đẹp của người hiền; là điều kiện dẫn đến những thành tựu trong cuộc sống. Nhẫn nại là phương cách diệu dụng hoá giải mọi tranh chấp.
Tất cả các hạnh lành
Lớn mạnh nhờ kiên tâm
Với hiền trí trong đời
Dùng nhẫn là sức mạnh
Làm sang bằng nhẫn nại
Làm đẹp bằng nhẫn nại
Làm giàu bằng nhẫn nại
Thành công với nhẫn nại
Những tranh chấp lớn nhỏ
Hoá giải nhờ nhẫn nại
Đức Phật cũng nêu rõ tôn chỉ hoằng pháp khi Ngài dạy chư Tăng: Đời sa môn sống vì lợi ích của muôn loài. Không dụ dỗ, hăm dọa, hay dùng phỉ báng, phá hoại tha nhân. Con đường giải thoát giác ngộ là con đường của những người tự giác.
Không mê hoặc, doạ dẫm
Không gây thương tổn ai
Sa môn hoằng đạo cả
Vì lợi lạc cho đời
Một học giả Phật giáo gọi kinh Giải Thoát Giáo là bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của Tăng lữ. Bản tuyên ngôn đó đã được Đức Phật long trọng trình bày trước một thính chúng toàn bậc thánh nhơn giải thoát. Tất cả đã im lặng mặc nhiên đón nhận.
-------------------------------------
Tiết mục 7: Chư Tăng thảo luận.
Tiết mục 8: Vài vần thơ đạo
Thỉnh Chuyển Pháp Luân
Thuở đức Phật viên thành chánh giác
Gẫm đạo mầu diệu pháp cao thâm
Phân vân chưa chuyển pháp luân
Phạm thiên hầu Phật ba lần cầu xin
Bạch Thế Tôn muôn nghìn ân đức
Pháp vô biên mãn túc khai hoa
Mong Ngài chuyển pháp đăng tòa
Chúng sanh ít bụi may mà đủ duyên
Như hoa sen đẹp xinh mùa hạ
Ðóa vươn cao đóa lả mặt hồ
Ðóa còn tận đáy bùn nhơ
Chúng sanh căn trí tỏ mờ khác nhau
Vì bi mẫn ngưỡng cầu tế độ
Ngự thuyền từ cứu khổ quần mê
Chút duyên chút phước bồ đề
Chút nhân chút quả quay về thiện tâm
Phạm thiên vẫn vi trần phủ phục
Lời thiết tha bi đức sáng ngời
Pháp Vương im lặng nhận lời
Về vườn Lộc giả vì đời chuyển luân
---------------------------------------------------
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con ......(..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 06 tháng .02 năm.2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay ngày thứ 1 trong Tuần lễ chiêm nghiệm và xưng tán Pháp Bảo , trong buổi học này chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài thứ 1 về GIỚI BỔN VÀ SỰ TỤNG GIỚI. Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Chương trình hôm nay với chủ đề :
Ý Nghĩa Đại Lễ Rằm Tháng Giêng
Chủ Biên : Diệu Quang
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu chủ đề trong ngày . Namo Buddhaya
---------------
Tuần Lễ Chiêm Nghiệm và Xưng Tán Pháp Bảo
Phần I. Ý nghĩa đại lễ Rằm Tháng Giêng
1. Kinh lễ Tam Bảo hằng ngày
2. Giới thiệu room Diệu Pháp
3. Sư Minh Hạnh đọc kinh
4. Ðôi lời về tuần lễ “Chiêm Nghiệm và Xưng Tán Pháp Bảo”.(TT GÐ)
5. Nhạc Lễ “ Thỉnh Chư Thiên”.
6. MC đọc phần I.A Maghapuja nghĩa là gì
7. Chư Tăng thảo luận.
8. Vài vần thơ đạo.
9. MC đọc phần I.B Đại hội thánh chúng Tăng già
10. Chư Tăng thảo luận.
11. Ý nghĩa từ vựng “Dhamma”.
12. MC đọc phần I.C. Công bố về ngày viên tịch của Đức Phật
13. Chư Tăng thảo luận.
14. Giới thiệu tác phẩm “Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức.
15. Ðúc Kết (TT TS)
16. Hồi Hướng
____________________________________________________
Tiết mục 6: MCa: .TLN/ Sangkhaly
Phần I.A
Magha Puja nghĩa là gì ?
( TK Giác Ðẳng )
Người Việt có câu "phép vua thua lệ làng." Những phong tục dân gian lắm lúc được biết nhiều hơn là những nguyên tắc chánh truyền. Lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng là một trường hợp điển hình. Tên Phạn ngữ của đại lễ là Maghapuja có nghĩa là lễ hội ngày rằm tháng Magha - tương đương với tháng Giêng theo lịch Trung Hoa. Gọi là Thượng Nguyên là cách phân chia theo Âm Lịch cùng với Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên.
Người Phật tử Việt Nam thường đi chùa xin dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa tổ chức lễ rất trọng thể. Đại lễ Rằm Tháng Giêng theo truyền thống Phật Giáo mang hai ý nghĩa: Thứ nhất kỷ niệm ngày Ðức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Thứ hai kỷ niệm đánh dấu ngày Đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa.
Kinh Giải Thoát Giáo - Ovadàpatimokkha- là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư Phật, căn bản của đời sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp. Mở đầu bài kinh Ðức Thế Tôn dạy rằng sự cúng dường Ðức Phật bằng cách cao quí nhất là sự hành trì Phật Pháp.
Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường Ðức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều: không làm các ác nghiệp, huân tu hạnh lành và thanh lọc tâm ý. Câu kinh nầy đã trở thành lời toát yếu Phật Pháp quen thuộc với mọi người Phật tử.
Không làm các nghiệp ác
Năng tu tập hành hạnh lành
Thanh lọc tâm thạnh tịnh
Là huấn ngôn chư Phật
Tiếp theo Ðức Phật nhấn mạnh khả năng kham nhẫn trong cuộc sống tu tập. Vị sa môn trên đường đạo phải học đức chịu đựng nhẫn nại. Trước hết là đối với bản thân. Đức Từ Phụ nhắc nhở về con đường giải thoát mà chư Phật truyền dạy đều đòi hỏi sự kiên tâm. Tự chế không nuôi hiềm hận, nghiêm trì giới luật, phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, sống thanh tịnh độc cư, sống với tâm hướng thượng là những pháp căn bản của người cầu đạo giải thoát.
Diệt ác bằng nhẫn nại
Là pháp môn tối thắng
Chứng giải thoát niết bàn
Là thành tựu tối thượng
Sa môn không hiềm hận
Luôn tinh nghiêm giới luật
Sống phòng hộ các căn
Tiết độ trong ẩm thực
Sống thanh tịnh độc cư
Hướng tâm cầu giải thoát
Đi xa hơn Ðức Phật dạy thế nào là cái đẹp, cái được, cái nổi bật mà một người trên đường đạo nên mong mỏi. Pháp nhẫn nại là trang sức đẹp nhất; là điều kiện tất yếu cho các thiện pháp phát triển; là trang sức của người trí; là vẻ đẹp của người hiền; là điều kiện dẫn đến những thành tựu trong cuộc sống. Nhẫn nại là phương cách diệu dụng hoá giải mọi tranh chấp.
Tất cả các hạnh lành
Lớn mạnh nhờ kiên tâm
Với hiền trí trong đời
Dùng nhẫn là sức mạnh
Làm sang bằng nhẫn nại
Làm đẹp bằng nhẫn nại
Làm giàu bằng nhẫn nại
Thành công với nhẫn nại
Những tranh chấp lớn nhỏ
Hoá giải nhờ nhẫn nại
Đức Phật cũng nêu rõ tôn chỉ hoằng pháp khi Ngài dạy chư Tăng: Đời sa môn sống vì lợi ích của muôn loài. Không dụ dỗ, hăm dọa, hay dùng phỉ báng, phá hoại tha nhân. Con đường giải thoát giác ngộ là con đường của những người tự giác.
Không mê hoặc, doạ dẫm
Không gây thương tổn ai
Sa môn hoằng đạo cả
Vì lợi lạc cho đời
Một học giả Phật giáo gọi kinh Giải Thoát Giáo là bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của Tăng lữ. Bản tuyên ngôn đó đã được Đức Phật long trọng trình bày trước một thính chúng toàn bậc thánh nhơn giải thoát. Tất cả đã im lặng mặc nhiên đón nhận.
-------------------------------------
Tiết mục 7: Chư Tăng thảo luận.
Tiết mục 8: Vài vần thơ đạo
Thỉnh Chuyển Pháp Luân
Thuở đức Phật viên thành chánh giác
Gẫm đạo mầu diệu pháp cao thâm
Phân vân chưa chuyển pháp luân
Phạm thiên hầu Phật ba lần cầu xin
Bạch Thế Tôn muôn nghìn ân đức
Pháp vô biên mãn túc khai hoa
Mong Ngài chuyển pháp đăng tòa
Chúng sanh ít bụi may mà đủ duyên
Như hoa sen đẹp xinh mùa hạ
Ðóa vươn cao đóa lả mặt hồ
Ðóa còn tận đáy bùn nhơ
Chúng sanh căn trí tỏ mờ khác nhau
Vì bi mẫn ngưỡng cầu tế độ
Ngự thuyền từ cứu khổ quần mê
Chút duyên chút phước bồ đề
Chút nhân chút quả quay về thiện tâm
Phạm thiên vẫn vi trần phủ phục
Lời thiết tha bi đức sáng ngời
Pháp Vương im lặng nhận lời
Về vườn Lộc giả vì đời chuyển luân
---------------------------------------------------
Tiết mục 9:MC.............
Phần I. B
Thánh Hội Tăng Già
(TK Giác Ðẳng)
Là một sự cố hy hữu xẩy ra duy nhất một lần trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thuở ấy, Đức Điều Ngự đang trú ở chùa Trúc Lâm tại thành Ràjagaha. Đó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả đều là bậc thánh tứ quả vô lậu giải thoát và đều xuất gia bằng lời gọi của Đức Phật: "ehi bhikkhu - thiện lai tỳ kheo". Những bậc phước huệ vẹn toàn đó đã ngồi vây quanh dưới chân của Đấng Đại Giác trong sự im lặng tuyệt đối. Những lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật được đón nhận bởi những tâm hồn cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ được nói lên bởi con người giác ngộ cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu.
Kệ Tụng Thánh Hội
Nay tháng Giêng trăng tròn âm lịch
Tiết nguyên tiêu sự tích còn ghi
Hào quang rạng ánh từ bi
Tăng già thắng hội nan nghì nhân duyên
Cả hội chúng thánh hiền cụ túc
Nghìn hai trăm năm chục Tỳ khưu
Thiện Lai nhập đạo tối ưu
Viên thông tứ quả gương lưu cõi đời
Tự vân tập không lời mời thỉnh
Chốn đạo tràng thanh tịnh Trúc Viên
Hướng về hội chúng trang nghiêm
Phật ban giáo chỉ thiêng liêng bảo tồn
Hỡi Tăng chúng Thế Tôn quá khứ
Hội Thánh Tăng đầy đủ ba lần
Tháng Giêng bố tát ngày rằm
Biệt Giải Thoát Giáo pháp âm lưu truyền
Nay ta chỉ một phiên thánh hội
Bởi nhân duyên tùy mỗi thời kỳ
Vì rằng tuổi thọ hiện thời
Ngắn hơn những kiếp loài người thịnh hưng
Hỡi Tăng chúng lắng lòng nghe rõ
Thầy Tỳ khưu sùng mộ Như Lai
Là người chơn chánh triển khai
Tam học diệu pháp Như Lai giáo truyền
Các điều ác cần chuyên dứt bỏ
Những hạnh lành gắng cố trau giồi
Giữ tâm thanh tịnh trọn đời
Ấy lời chư Phật ba thời dạy khuyên
Pháp nhẫn nại thắng duyên tối thượng
Quả niết bàn lạc tịnh tối ưu
Xuất gia không hận không thù
Giữ lòng từ ái cho dù hiểm nguy
Không phỉ báng không gây thương tổn
Giữ mình theo giới bổn thọ trì
Uống ăn tiết độ quán tri
Ðộc cư thiền định chuyên trì công phu
Nhẫn nại pháp tối ưu căn bản
Khiến hạnh lành giới định đặc thù
Diệu năng nhẫn nại đoạn trừ
Căn nguyên lầm lỗi cho dù tế thô
Mọi tranh chấp hơn thua phải quấy
Dùng nhẫn kham hoá giải chấp tranh
Nhẫn nại trang phục tuyệt trần
Của hàng trí giả đạo căn kiên cường
Pháp nhẫn nại là nguồn cội phúc
Là bạn hiền tài lộc uy danh
Tự tha lợi lạc phúc lành
Trời người quí kính thác sinh cõi trời
Cuối sanh tử chứng ngôi bất tử
Liễu niết bàn bất khứ bất lai
Ðúng là ngưỡng mộ Như Lai
Cúng dường chư Phật cách này tối ưu
-----------------------------------------
Tiết mục 10. Chư Tăng thảo luận.
Tiết mục 11:
Ý NGHĨA CỦA PHÁP (DHARMA, DHAMMA)
Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Dịch giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Pháp là một tiếng rất có ý nghĩa dùng bởi Ðức Phật trong những bài thuyết giảng về tôn giáo của Ngài. Từ quan điểm của người Phật Tử, quan niệm về "tôn giáo" khác hẳn quan niệm định nghĩa bởi các tôn giáo khác. Pháp là con đường hay phương pháp dạy bởi Ðức Phật cho chúng ta áp dụng để giữ gìn nhân phẩm và trí tuệ để dẫn đến con đường cao thượng, chính đáng của cuộc đời. Chúng ta hoàn toàn tự do để thuyết minh Pháp theo sự hiểu biết của riêng chúng ta; không có nghi thức bắt buộc phải thực hành để tự chúng ta được gọi là "Phật Tử". Tôn giáo, mặt khác, bao hàm ý nghĩa tùy thuộc vào nguyên nhân bên ngoài để mở mang tinh thần, cứu rỗi bằng cầu nguyện, những nghi thức được định nghĩa nghiêm ngặt, vân vân...
Phật Giáo dạy chúng ta có bốn điều bất hạnh (đường dữ) do kết quả về lối sống của chúng sanh đem lại ở đời quá khứ. Kẻ nào vi phạm giáo Pháp hay định luật vũ trụ sẽ bị tái sanh trong bốn nơi đó là: địa ngục, súc sanh, A-tu-la, và ngạ quỷ. Những nơi này không nằm trong một vùng địa dư đặc biệt nào trong vũ trụ nhưng hiện hữu bất cứ ở đâu trong vũ trụ cư ngụ bởi chúng sanh. Những ai duy trì gìn giữ Pháp không bao giờ bị tái sanh và những nơi bất hạnh trên. Khi chúng ta sống theo đúng nguyên tắc của Pháp, chúng ta sống thực sự là "những Phật Tử tốt, thực hành giáo lý Phật Giáo". Cho nên cái quan trọng tột bực mà chúng ta cần biết là hoàn cảnh riêng của chúng ta và sống đúng theo Pháp dạy bởi Ðức Phật. Là Phật Tử, ta phải hết lòng tin Ðức Phật, Pháp và Tăng Già (Tam Tạng Pháp Bảo) và chúng ta cũng phải hiểu ý nghĩa của Tam Tạng Pháp Bảo. Chỉ như vậy, phước lành, bảo vệ và điều hay mới đạt được. Nếu không có kiến thức và hiểu biết, bất cứ ai hành động dưới danh nghĩa Phật Giáo cũng không mang lại kết quả mong muốn cho mình.
Bởi hiểu biết Ðịnh Luật Vũ Trụ, Hiện Tượng Thiên Nhiên hay Pháp, chúng ta phải đào luyện nhân phẩm và tự hài hòa với chúng sanh khác. Sống theo con đường đó, chúng ta trở nên những người có học thức và thận trọng. Chúng ta cũng có thể chắc chắn rằng sau khi chúng ta chết chúng ta có thể tránh việc tái sanh vào các nơi bất hạnh.
Trong Phật Giáo mục đích tối thượng không phải chỉ để là được sanh vào các nơi chốn để đạt được các thú vui trần tục. Chúng ta tiếp tục làm tốt lâu chừng nào, chúng ta sẽ được sanh vào các nơi đạt hạnh phúc của cuộc sống hiện hữu dù những nơi đó không được tốt đẹp. Những nơi này cũng chỉ được coi là tạm bợ mà thôi; khi những nghiệp tốt mà chúng ta đã tạo nên đã cạn hết chúng ta sẽ phải chết và tái sanh theo đúng nghiệp còn lại. Cho nên người Phật Tử chân chính không phải chỉ thỏa mãn với cuộc sống trần thế; người Phật Tử phấn đấu để thanh tịnh hóa tâm trí và mở mang trí tuệ (panna). Chỉ có con đường đó chúng ta, cuối cùng, sẽ đạt được Niết Bàn - nơi đây không còn tái sanh, không còn nghiệp, và không còn bất toại nguyện. Bằng cách trau dồi con đường tinh thần của đời sống chúng ta có thể đi đến chấm dứt tất cả khổ đau về thể chất và tinh thần. Ðó là mục đích chủ yếu hay mục đích cuối cùng của cuộc sống. Ngày nay, chúng ta phấn đấu để thoát khỏi khổ đau. Nếu chúng ta hành động trong đường lối lầm lạc, rất ít người có thể hiểu được, đó là chúng ta đã thất trận. Nếu thực tình chúng ta muốn thoát khỏi vĩnh viễn khổ đau, chúng ta phải khám phá phương pháp chính xác: phương pháp mà Ðức Phật định nghĩa rõ ràng trong Pháp.
-------------------------------------
Tiết mục 12: MC........
Phần I.C
Công Bố Về Ngày Viên Tịch Của Ðức Phật - PHẬT DI CHÚC
(Bình An Sơn).
Trong 45 năm hoằng pháp, Đức Phật truyền dạy tất cả những điều cần thiết cho những ai quyết tâm cố gắng theo chân Ngài, cả bậc xuất gia lẫn hàng cư sĩ tại gia, và chẳng những các vị này đã nắm vững Giáo Lý mà còn có đủ khả năng để rộng truyền đến kẻ khác. Như đã ghi lại trong kinh Đại Bát Niết Bàn (kinh số 16, Trường Bộ): "... các vị đó đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền bá Chánh pháp một cách thần diệu". Vào năm tám mươi tuổi, Ngài quyết định từ bỏ từ bỏ thọ, hành, không duy trì mạng sống lâu hơn nữa. Lúc ấy, Ngài đang ngự tại thành Vesali.
Vào ngày trăng tròn tháng Magha, sau khi đi khất thực và thọ trai, Ngài đến nghỉ trưa tại đền Capala. Sau đó, Ngài cùng Tôn giả A-nan đi đến giảng đường Kutagara tại rừng Ðại Lâm. Ngài bảo Tôn giả A-nan đi mời tất cả Tỳ-khưu sống ở gần Vesali tụ họp tại giảng đường này.
Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu:
- "Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, quý vị phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.
Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, quý vị phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỳ-khưu, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà quý vị phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người".
Rồi Ngài nói với các Tỳ-khưu:
- "Này các Tỳ-khưu, đây là lời Ta nhắn nhủ quý vị. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, vì không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ".
Ðó là lời Đức Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Ngài lại nói thêm:
Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,
Từ biệt quý vị, Ta đi một mình.
Tự mình làm sở y cho chính mình,
Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật,
Nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm.
Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này
Sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.
Dựa vào sự kiện lịch sử đó, ngày rằm tháng Magha (tháng Giêng âm lịch) mỗi năm được hàng Phật tử trong truyền thống Nguyên thủy tổ chức để kỷ niệm ngày Phật Di Chúc, 3 tháng trước khi Ngài nhập diệt.
----------------------------------------------------
13- Chư Tăng thảo luận.
14- Giới thiệu tác phẩm “Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức.
15- Ðúc Kết (TT TS)
16- Hồi Hướng
________________________________________
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học
Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục Tuần Lễ Ðề Án Pháp Bảo - Rằm Tháng Giêng với sự điều hợp chương trình của chư Tôn Đức Tăng Ni, các MC và ops của room DP. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya
mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)
Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.
<< Home