Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 22 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Ngôn ngữ Cửa Thiền chúng ta sẽ học bài KHI CHỮ VÀ NGHĨA BẤT ĐỒNG do NS Liễu Pháp giảng giải. Chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài bài học, các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya
(Đại Đức Minh Hạnh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________
(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Bài Học hôm nay:
____________
I. Đại lược
Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.
Ðáp: Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt ý tưởng cũng như tư cách. Trong bối cảnh chùa chiền do không khí khác biệt với thế tục nên ngôn ngữ cũng có nhiều khác biệt. Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ nên dụng ngữ đặc biệt trong chùa tương đối tế nhị. Riêng Phật giáo Nguyên Thủy (Theravadā) tại Việt Nam vốn được truyền về trong giai đoạn đầu bởi phần lớn các vị tiền bối người miền nam cộng thêm ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo Cambodge nên có nhiều từ "rất miền nam". Hiểu được nguồn gốc và cách dùng những từ nầy sẽ giúp nhiều cho người Phật tử đi chùa hoặc tham dự các sinh hoạt Phật sự.
Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.
MC 2 ................. / ĐK: ..................
II. Nội dung chính
Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay ?
Ðáp: Người Phật tử đặt nặng lòng cung kính do vậy thường dùng từ cao trọng.
Trong cách nói thường thức có những từ thông tục có những từ tao nhã. Ngôn ngữ trong chùa đi xa hơn với những từ rất "kinh điển" hoặc lễ nghi. Thay vì "chư tăng ăn cơm" thì gọi là "độ cơm"; thay vì "trở về am thất riêng" thì "hồi qui liêu phòng" ; thay vì "chống gậy đến dự" thì "chấn tích quang lâm". Người Miền Nam thì dễ dãi hơn nói "thỉnh chuông" cũng được mà "đánh chuông" cũng không ai trách ; "thắp hương" cũng hiểu mà "đốt nhang" cũng không có vấn đề gì. Dù sao trong nghi thức như giới đàn hoặc đại lễ thì người ta vẫn dùng tối đa vốn liếng ngôn từ "trong đạo" của mình.
MC 3 ................. / ĐK: ..................
Một cách để cấu thành từ "cao trọng" là mượn Hán ngữ và Phạn ngữ.
Những quốc gia mà văn hóa chịu ảnh hưởng các nền văn hóa lớn thì sự vay mượn để tạo "từ cao" là điều thường xẩy ra. Đó là trường hợp Kampuchia, Thái, Miến đối với Phạn ngữ; Việt Nam, Nhật Bản đối với Hán tự; Anh, Pháp đối với La Hy. Nói anh lớn, chị lớn, thầy lớn không hay bằng đại huynh, đại tỷ, đại sư. (Những nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn độ thì giải quyết vấn đề nầy bằng cách "chế" thêm nhiều trạng từ, tỉnh từ như mỹ nữ, giai nhân, tố nữ, ngọc nữ ....). Kết quả trong ngôn ngữ thiền môn có rất nhiều từ có gốc Hoa ngữ, Phạm ngữ như: A xà lê, bổn sư, bồ đề tâm, chư tôn đức ...
MC 4 ................. / ĐK: ..................
Vì "từ cao trọng" được dùng với mục đích riêng nên trong chùa có nhiều từ "chữ nghĩa bất đồng".
Một người đọc kinh Phật không thể chỉ lấy kiến thức ngôn ngữ thế gian mà lý giải tất cả. Có đi chùa lâu, học hiểu đạo lý, quen thuộc sinh hoạt thì mới dùng từ chính xác. Có rất nhiều từ vựng trong chùa có ý nghĩa khác với từ Hán Việt. Thí dụ: y không phải là áo, bát không phải là chén, sư không hẳn là thầy dạy, sắc không hẳn là màu, khất thực không hẳn là xin ăn, đại từ đại bi không hoàn toàn giống với yêu thương, bác ái ... Nói tóm lại là có rất nhiều trường hợp chữ và nghĩa bất đồng. Không những người Phật tử phải cẩn trọng mà còn phải có thái độ sẵn sàng chấp nhận những qui ước mang tính địa phương. Ngài Buddhaghosa đi xa hơn khi giải thích về A Tỳ Đàm, ngài dùng bốn khía cạnh để hiểu một thuật ngữ là trạng thái, phận sự, nhân cần thiết và sự thành tựu. Cách nầy không phải chỉ chính xác về từ mà còn nêu rõ nghĩa và pháp. Ngay cả trong Tam Tạng kinh điển cũng có cách dùng khác biệt giữa Kinh, Luật, Vi diệu pháp đối với một số từ vựng. Một số từ vựng sai biệt chữ nghĩa vì giáo lý, văn hóa như Tây trúc, A La Hán ...
Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.
MC 5 ................. / ĐK: ..................
III. Người Xưa Chốn Cũ
Hỏi: Tây Trúc là nơi nào ? Ngài Buddhaghosa là ai ?
Đáp: Tây Trúc đúng ra là Ấn Độ đối lại với Trung Hoa và Đông Thổ. Nhưng cũng có nghĩa là Tây Phương Cực Lạc (sukhavati) của Tịnh độ tông. Tây Phương, theo kinh Di Đà, nằm về phía Tây của thành Xá Vệ (Ấn Độ) cách " mười muôn triệu thế giới sa bà". Nhưng trong văn học Trung Hoa thì Tây Thiên Đông Độ được hiểu theo cả hai cách trên.
Buddhaghosa một danh tăng Ấn vào thế kỷ thứ V. Ngài tu học tại Ấn sau sang Tích Lan thực hiện nhiều công trình biên khảo quan trọng kể cả chú giải Tam Tạng. Tác phẩm Visuddhimagga của Ngài có ảnh hưởng sâu rộng trong ngành Phật học đến tận ngày nay.
Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.
MC 6 ................. / ĐK: ..................
IV. Chữ và nghĩa
Hỏi: Bình Bát là gì ? Khất sĩ được định nghĩa thế nào ?
Ðáp: Bát là Phạm âm của Patta là một tư cụ khất thực và thọ thực của tu sĩ. Bình bát có hình dạng như một tô lớn có miệng nhỏ lại và nắp đậy. Tăng sĩ Phật giáo có được Đức Phật cho phép dùng bình bát bằng đất và kim loại nhưng không phải bằng quý kim. Thành ngữ "truyền y bát" còn có ý nghĩa truyền thừa.
Khất sĩ là chữ dịch của từ bhikkhu (Tỳ khưu). Đức Phật dùng từ nầy để gọi và chỉ cho các nam đệ tử xuất gia trong lúc chữ sa môn (samana) là từ được dùng rộng rãi trong dân gian chỉ cho những tu sĩ thoát tục. Khất sĩ có nghĩa là người sống bằng thực phẩm được cho để tu tập phạm hạnh.
Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.
MC 7 ................. / ĐK: ..................
V. Học và hỏi
Hỏi: Nếu xưng gọi các Tăng sĩ không đúng giới phẩm có tội không ?
Ðáp: Một tu sĩ Phật giáo chơn chánh không đòi hỏi người khác gọi mình là chức nầy hay danh kia. Cách xưng gọi tôn kính do người khác chứ không phải là điều bắt buộc trừ trường hợp đó là quan hệ trong Tăng lữ. Yếu lý của vấn đề là người tu không nên để danh vị bản thân làm điều mình quá bận lòng nhưng đối với thầy tổ, pháp lữ thì nhất định cần dùng lời lẽ thích hợp.
Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.
Phần II: Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,
Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Thiền Học do TT Giác Đẳng hướng dẫn, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya
mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)
Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.
<< Home