<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Ba, tháng 8 29, 2006

Bài Đọc ngày thứ 3 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 29 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Ngôn ngữ Cửa Thiền chúng ta sẽ học bài THƯỜNG NGỮ, PHÁP NGỮ do NS Liễu Pháp giảng giải. Chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài bài học, các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Thường ngữ, Pháp ngữ
____________

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Từ ngữ Phật học rất thường xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày của người Việt Nam. Sự hoà quyện đó vốn tự nhiên vì Đạo Phật đã có mặt tại Việt Nam trên dưới hai thiên niên kỷ. Thêm vào đó, ngôn ngữ Việt có nhiều Hán tự. Chữ Hán lại có có nhiều từ vựng Phật học . Có nhiều từ vựng đến từ Phạn ngữ - qua Phật Học- được sử dụng rộng rãi trong dân gian lâu ngày người ta không nghĩ những chữ ấy vốn từ Đạo Phật thí dụ như: đàn tì bà hay dạ xoa...Điều đáng nói tại đây là ngôn ngữ nào cũng có những ngã rẽ. Ngôn ngữ nhà chùa cũng vậy. Thấm nhuần trong dân gian lâu đời cũng từ đó, câu nói đó mà trong chùa hiểu khác ngoài thế tục hiểu khác. Chúng ta gọi đó là sự khác biệt giữa pháp ngữ và thường ngữ.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 2A ................. / ĐK: ..................

II. Nội dung chính

Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay
?

Ðáp: Có những từ ngữ trong kinh điển thì dụng rộng rãi nhưng ngoài thế gian thì rất giới hạn:

Nhiều từ vựng đặc biệt phổ biến trong chùa nhưng người đời có các hiểu khác và tương đối hep thí dụ từ bố thí được dịch từ Phạn ngữ dāna chỉ cho sự hy hiến, ban tặng, cúng dường, cho biếu ... nhưng người đời thì thường dùng để chỉ cho những người xin ăn thấp thỏi. Từ Niết bàn cũng vậy là cứu cánh giải thoát tối hậu của người Phật tử có thể ngay trong hiện tại. Người đời thường liên tưởng Niết bàn với cái chết - cái chết của một vị Phật. Một thí dụ khác là từ ngữ nghiệp - kamma có nghĩa là hành động tạo tác có thể là thiện hay bất thiện. Người đời thường dùng chữ nghiệp để nói về "nhân xấu từ quá khứ".

MC 2B ................. / ĐK: ..................

Có những từ ngữ ngoài thế gian dùng rất quen thuộc nhưng trong kinh điển thì giới hạn

Đạo Phật Việt Nam và Trung Hoa chịu ảnh hưởng Bà la môn giáo và Lão giáo nhiều vì du nhập nếp tín ngưỡng dân gian. Chính vì thế có nhiều khái niệm rất "ngoại đạo", "phản giáo lý" được mặc nhiên chấp nhận như từ linh hồn được hiểu như phần tinh anh thường tồn bất biến đối ngược với thể xá vốn giả hợp. Phật pháp không dùng từ linh hồn mà nói về tâm và tâm thi cũng vô thường biến đổi. Một thí dụ khác như cụm từ xá tội vong nhân được dùng rất quen thuộc trong mùa Vu Lan tháng Bảy. Nói thuần túy Phật Pháp thì không có việc "xá tội" mà chỉ có chuyển nghiệp và đây là hiện tượng tự nhiên không quan sự phán quyết.. Thêm một thí dụ là từ đầu thai một cách nói thường là "được đầu thai" nếu phạm tội nặng là "hết đầu thai". Phật Pháp dạy luân hồi là khổ và đầu thai chỉ là một trong thọ sanh vào một trong bốn sanh loại noãn, thai, thấp, hóa.

MC 2C ................. / ĐK: ..................

Có những sai biệt vì địa phương, tông phái.

Các tông phái có những sai khác về giáo lý tất nhiên cũng có sai khác về cách dùng từ. Phật giáo Bắc Truyền dùng từ bồ tát chỉ cho một quả chứng, Phật giáo Nguyên thủy dùng từ nầy chỉ cho "bất cứ ai cầu giải thoát giác ngộ". Cũng như từ tụng giới ngày nay Phật giáo Việt nam vài nơi chỉ cho việc tụng đọc tôn chỉ mà người cư sĩ cũng có thể tụng giới tiếp hiện hay bồ tát giới. Theo Phật giáo Nam truyền thì sự thọ trì và tụng giới bồ tát là một điều không có cơ sở vì người cư sĩ không có sự cộng trú thì không thể nhận biết ai là người thanh tịnh. Nói về yếu tố địa phương thì có thể đưa một thí dụ chữ hoan hỷ dùng trong tiếng Việt rất đạo vị nhưng đối với người Trung Hoa thì từ nầy không được đẹp. Trái lại chữ "khoái chí" không có gì là thô đối với người Trung Hoa nhưng trong tiếng Việt thường khi không được tao nhã.

MC 2D ................. / ĐK: ..................

Có những từ biến đổi vì thời gian

Ngôn ngữ bị thời gian chi phối nặng nệ. Ngôn ngữ Phật học luôn phải đối diện với áp lực của cái xưa phải bảo tồn và cái phải thích nghi hôm nay. Từ Đại Đức ngày xưa rất cao trọng ngày nay chỉ cho giới phẩm thấp nhất trong hàng tỳ kheo. Từ kinh hành xưa chỉ cho sự tập thiền bằng cách đi lại trên một lối đi ngắn bây giờ thì thường dùng trong cụm từ "kinh hành niệm Phật', thay vào đó vài nơi dùng từ thiền hành. Một thí dụ khác là người ta thường dùng từ tăng ni. Tăng chỉ cho nam tu sĩ, ni chỉ cho nữ tu sĩ. Trong kinh điển nguyên thủy ni cũng là Tăng.

MC 2E ................. / ĐK: ..................

Có những từ vì nhầm lẫn mà biến nghĩa

Có những sai lầm nghiêm trọng nhưng theo thời gian thì được mặc nhiên chấp nhận. Thí dụ đầu tiên là chữ "trai" hay "chay" nguyên dịch từ Phạn ngữ uposatha có nghĩa là dùng sự quy định thời gian để tạo sức mạnh tu dưỡng. Thí dụ nguyện tuân giữ học giới nào đó trong một ngày một đêm. Do ý nghĩa nầy nên có định nghiã "trai hựu tác thời" (chay chính là qui định thời gian). Như vậy thì chữ trường chay là một mâu thuẫn (đã trường thì không có giới hạn). Một từ khác là luận tạng Phật giáo Bắc truyền định nghĩa "kinh là Phật thuyết, luận là bồ tát viết" định nghĩa như thể thì tạng Abhidhamma không thể là tạng luận được. Thí dụ sau cùng là từ tiểu thừa - hinayana - được Phật giáo Đại thừa định nghĩa là tông phái chỉ tu cho mình mà không cứu độ chúng sinh. Không có tông phái nào như thế trong dòng lịch sử của Đạo Phật. Chỉ có những cá nhân "tiểu thừa", chứ không có tông phái nào tiểu thừa.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 3 ................. / ĐK: ..................

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Baranasi là nơi nào ? Ngài Sārīputta là ai ?

Ðáp:
Baranasi hay Varanasi ngày xưa còn Kāsi là trung tâm của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá của Ấn Độ. Phật giáo khai sinh tại ngoại ô thành phố nầy. Trong Hán tạng thường gọi là Ba La Nại. Thành phố nầy được ghi đậm nét trong nhiều kinh điển Phật giáo đặc biệt là Túc sanh truyện (Jataka).

Sārīputta (Xá Lợi Phất) là một đại đệ tử Phật. Một trong hai vị thượng thủ thinh văn. Được Đức Phật ca ngợi là đệ nhất trí tuệ. Ngài là một nhà sư phạm. Rất giỏi về giảng dạy. Với tứ tuệ phân tích tôn giả Sārīputta hết sức bén nhạy trong sự phân tích và luận giải từ ngữ Phật học. Đại học Nalanda có một đại tháp mang tên Sārīputta.


Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 4 ................. / ĐK: ..................

IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Chân đế là gì ? Tục đế được định nghĩa thế nào ?

Đáp:
- Có hai sự thật (đế): Tục đế và Ðệ nhứt nghĩa đế, Tục đế (Sammuti-sacca) là sự thật ngoài mặt, sự thật của thế tình. Còn Ðệ nhứt nghĩa đế (Paramattha-sacca) là sự thật tuyệt đối. Ví dụ cái bàn chúng ta thấy là tục đế. Theo đệ nhứt nghĩa đế, cái gọi là cái bàn, sự thật gồm nhiều cơ năng và đặc tánh.

Cũng vậy, trong kinh tạng, Đức Phật thường dùng những danh từ thông thường như người đàn ông, đàn bà, hữu tình, tự ngã ... nhưng trong Abhidhamma, đức Phật dùng những danh từ rất đặc biệt, như Khandha (uẩn), Dhātu (giới), Āyatana (xứ)...

Chữ Paramattha có nhiều ý nghĩa trong Abhidhamma. Parama nghĩa là không thay đổi (aviparīta), trừu tượng (Nibbattita) Attha nghĩa là vật, pháp Paramattha nghĩa là những vật không thay đổi, hay trừu tượng. Tuy dùng chữ không thay đổi, nhưng đừng hiểu lầm là những vật này trường cữu, thường còn. Một chậu bằng đồng không phải là một Paramattha, vì nó luôn luôn thay đổi và có thể nấu chảy và biến thành cái bình. Cái chậu và cái bình có thể phân tích và chia chẻ thành những sức mạnh vật lý căn bản và những đặc tánh. Sức mạnh và những đặc tánh ấy được gọi là Rūpaparamattha trong Abhidhamma. Chúng cũng bị thay đổi, nhưng đặc tánh của những sắc pháp này là giống nhau và được tìm thấy trong cái chậu cũng như trong cái bình. Chúng gìn giữ đặc tánh của chúng trong mọi sự kết hợp của chúng và vì vậy trong sớ giải, Parama có nghĩa là không thay đổi hay thực có. Attha ở đây có nghĩa là vật chớ không phải là ý nghĩa.

HT Thích Minh Châu - Thắng Pháp Tập Yếu Luận.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 5 ................. / ĐK: ..................


V. Học và hỏi

Hỏi: Khi dùng từ ngữ có nên theo cách "nhập gia tùy tục" không ?

Ðáp: Sự thích nghi phải tùy trong trường hợp nào. Nếu là một Phật tử thuần thành hay một tăng sĩ thì nên tinh xác và nghiêm túc trong cách dùng từ. Thí dụ thay vì nói phần xác phần hồn thì nên dùng từ "thân và tâm" thay vì nói "số mệnh" thì dùng "nghiệp mệnh" thay vì "trời cho" thì dùng từ "phước báu" ... Trong nhiều trường hợp nên "chính danh" trước khi thảo luận. Phật giáo Bắc Truyền và Nam Truyền khi nói về từ A la hán thì cách định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong mọi trường hợp thì thái độ từ hoà, hiểu biết, cởi mở vẫn là phương châm căn bản.


Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Thiền Học do TT Giác Đẳng hướng dẫn, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.