<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Tư, tháng 8 30, 2006

Bài Đọc ngày thứ 4 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 30 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Thiền Học chúng ta sẽ học bài NIỆM TỪ PHẠM TRÚ do TT Tuệ Siêu giảng giải. Chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài bài học, các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Niệm Từ Phạm Trú

Tài liệu trích từ "Thanh Tịnh Đạo" của Ngài Buddhaghosa.
Thích Nữ Trí Hải dịch từ bản Anh ngữ của Ngài Nanamoli.
____________

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Phạm trú hay brahma vihara là sự thể nhập vào trạng thái hiền thiện tách rời khỏi sự chi phối của vị ngã. Trong dục giới dù là thiện dục giới thì vẫn có liên hệ đến "tôi, ta" tức là yếu tính chủ quan của nhận thức. Chỉ có trong thiền sắc và vô sắc thì mới an trú vào đề mục mà không có sự đối đãi vị ngã. Tất nhiên không hoàn toàn đoạn phiền não nhưng nhất thời không bị chi phối bởi ngã tính. Chúng sanh trong dục giới dù không có thiền định vẫn có ít nhiều kinh nghiệm với trạng thái nầy qua sự khởi sinh và hàm dưỡng bốn trạng thái từ, bi, hỉ và xã. Phần tu tập tâm từ sẽ được nói một cách chi tiết làm kiểu mẫu cho những sự tu tập tâm bi, hỉ và xã về sau.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 2A ................. / ĐK: ..................

II. Nội dung chính

Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay ?

Ðáp:
Bước đầu tiên là từ bỏ sân hận bằng sự thấy lợi ích của nhẫn nại

1. Bốn phạm trú được kể là những đề mục thiền kế tiếp những đề mục tùy niệm kể như đề mục thiền (Ch.III, đoạn 105). Những đề mục này là Từ Bi Hỷ Xả. Một vị thiền giả muốn tu tập trước hết đề mục Từ, nếu vị ấy là người sơ cơ, thì phải trừ khử những chướng ngại và học đề tài thiền. Rồi, sau khi ăn xong, qua cơn chóng mặt sau bữa ăn, vị ấy nên ngồi thoải mái tại một chổ khuất nẻo. Ðể bắt đầu, hành giả nên quán sát sự nguy hiểm trong sân hận và sự lợi lạc trong kham nhẫn.

2. Tại sao ? Bởi vì cần phải từ bỏ sân, đạt đến an nhàn trong sự tu tập đề mục thiền này, mà vị ấy không thể từ bỏ những nguy hiểm nếu không thấy được chúng và không thể đạt đến những lợi lạc nếu vị ấy không biết.

Bây giờ, nguy hiểm trong sân hận có thể được thấy mô tả trong các kinh như: "Này chư hiền, khi một người nổi sân, nó là miếng mồi cho sân, tâm nó bị ám bởi sân nó giết hại chúng sanh..." (A. i,216). Và lợi ích trong sự an nhẫn cần được hiểu theo sự mô tả trong các kinh như:

"Chư Phật thường giảng dạy
Nhân, khó hành tối thượng
Niết bàn, quả tối thượng." (D. ii, 49; Dh. 184)

"Không ác ý, nhẫn chịu
phỉ báng, đánh, hình phạt,
"Lấy nhẫn làm quân lực,
Ta gọi Bà-la-môn." (Dh. 399)

"Không có pháp nào cao cả hơn nhẫn nhục" (S. i, 222)

3. Rồi hành giả nên khởi sự tu tập từ tâm vì mục đích tách rời tâm khỏi sân đã đuợc thấy là nguy hiểm, và đưa tâm đến nhẫn nhục đã được biết là lợi ích.

MC 2B ................. / ĐK: ..................

Nên biết trải rộng tâm từ đến hạng người nào trong bước đầu tiên

Nhưng khi khởi sự, hành giả cần biết rằng, lúc ban đầu tâm từ nên được trải đến một hạng người nào, mà không đến hạng nào.

4. Vì tâm từ lúc đầu không nên trải đến 4 hạng người sau đây: người mà ta ghét hay có ác cảm sẵn, người mà ta rất yêu mến, người ta không ưa không ghét, và người ta thù. Và cũng không nên trải tâm từ đặc biệt là đến kẻ khác phái hay đến một người đã chết.

5. Vì lý do nào mà ta không nên trải tâm từ đến những hạng trên ? Ðể một người khả ố vào địa vị một người mến thương thì mệt lòng. Ðể một người rất thân vào địa vị một người dửng dưng cũng mệt; và nếu một bất hạnh nhỏ nào xảy đến cho người ấy, thì hành giả gần như muốn khóc. Ðể một người dửng dưng vào địa vị một người khả kính, khả ái thì rất mệt. Còn nếu nhớ đến một kẻ thù thì hành giả sẽ nổi sân. Vì những lý do đó mà lúc đầu không nên trải tâm từ đến những hạng người ấy.

6. Và nếu hành giả trải tâm từ đặc biệt đến người khác phái, thì tham dục khởi lên nơi hành giả do người ấy làm nguồn cảm hứng. Có một vị trưởng lão thường đến khất thực tại nhà nọ. Một người cư sĩ bạn của người con trai trong gia đình ấy hỏi trưởng lão: "Bạch đại đức ta nên trải tâm từ đến người nào ?" Vị trưởng lão trả lời: "Ðến một người ta thương mến". Người cư sĩ ấy yêu mến vợ con anh ta. Do tu tập từ tâm trải đến nàng, vị ấy đấm vào vách tường suốt đêm ấy. Sau khi thọ bát quan trai giới, vị ấy khóa cửa phòng, ngồi trên một tọa cụ để tu tập quán tâm từ. Bị mù quáng bởi tham dục khởi lên dưới lớp vỏ từ tâm, anh toan đi đến thăm người vợ, và vì không trông thấy cửa nên vị ấy đập vào vách để thoát ra dù có phải làm đổ tường. (Pm.286) Do vậy, không nên trải tâm từ đặc biệt đến kẻ khác phái.

7. Còn nếu hành giả trải tâm từ đến một người đã chết, thì vị ấy không đạt được an chỉ hay định cận hành gì cả. Như có một tỷ kheo trẻ khởi sự trải tâm từ đến vị giáo thọ sư là đối tượng. Tâm từ của vị ấy không tiến triển chút nào cả. Vị ấy đi đến một vị Thượng tọa tỷ kheo và bạch: "Bạch Ðại đức, con rất thường đắc thiền nhờ quán tâm từ, mà bây giờ quán mãi không đắc, là tại sao ?" Vị trưởng lão dạy: "Hiền giả hãy tìm tướng ấy đi." (nghĩa là đối tượng của thiền quán). Vị tỷ kheo đi tìm, và được biết vị giáo thọ sư đã chết. Ông liền tiếp tục tu tập trải tâm từ đến một đối tượng khác, và đắc định. Vì thế không nên trải tâm từ đến một người đã chết.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 3 ................. / ĐK: ..................


III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết vài chi tiết về voi Nālagiri ? Savatthi hay Xá Vệ được biết thế nào trong kinh Phật ?

Ðáp:
Nālāgiri là một chiến tượng dõng mãnh của vua Ajāsattu (A Xà Thế). Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) mượn thớt voi nầy rồi phục rượu say thả ra đường khi Đức Thế Tôn đi khất thực mong giết hại Ngài. Đức Phật dùng tâm từ vô lượng thuần hóa voi Nālāgiri. Câu chuyện được ghi lại trong kinh Phật Lực Cảm Thắng trở thành một trong tám sự kiện trọng đại tán dương uy lực Phật là đề mục tăng trưởng tín tâm và năng lực hộ trì (paritta)

Savatthi (Xá vệ) là kinh đô của vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Đây là đất thần kinh trù phú với khí hậu tương đối ôn hòa. Một thời là trung tâm văn hóa và quyền lực trong lưu vực sông hằng. Trong thời Phật trụ thế, Savatthi cai trị bởi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc). Tại đây có hai ngôi chùa danh tiếng là Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá) và Pubbarāma (Đông Phương tự) với hai đại cư sĩ của Đức Phật là Cấp Cô Độc và Visākhā.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


MC 4 ................. / ĐK: ..................

IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Vô lượng tâm hay phạm trú là hai từ giống nhau hay khác nhau ?

Đáp:
Phạm trú là từ dịch sát nghĩa của Phạm ngữ brahma vihara nghĩa là thể nhập vào trạng thái thanh tịnh. Đúng ra chữ "phạm" là phiên âm của từ brahma mang nhiều ý nghĩa. Phạm có nghĩa là trong sạch, đại thể, không biên giới. Chính từ nghĩa nầy nên dịch là vô lượng tâm. Từ nấy đặc biệt được dùng hết sức quan trọng trong Bà la môn giáo. Một số học giả tin rằng ý nghĩa của chữ "đại thừa" sau nầy cũng bắt nguồn từ chữ brahma nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến "đại bi tâm".

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 5 ................. / ĐK: ..................

V. Học và hỏi

Hỏi: Người "hiền" quá có sống nổi giữa cuộc đời đầy tranh chấp nầy không ?

Ðáp: Tùy vào định nghĩa chữ "hiền". Hiền hòa là không hại ai thì không hẳn là để người khác hại mình. Hiền có nghĩa là không lanh lợi thì không đúng để diễn tả người nhân từ. Ông Cấp cô độc là người rất nhân từ nhưng không phải là "cục bột". Một người có "bản lãnh sống" vẫn có thể có một tấm lòng nhân hậu.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục giáo án mới trong Lớp Trung Bộ Kinh do TT Giác Đẳng giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.