<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Sáu, tháng 5 20, 2005

Bài Đọc ngày thứ 6 của MC

Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con .Tu Nu Dieu Tinh.đọc (...điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 20 tháng 05. năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị chúng ta sẽ tiếp tục trong Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:

(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************

MC: Tu Nu Dieu Tinh.đọc (...điền khuyết)
Chương trình hôm nay với chủ đề : Những Điều Ít Được Biết Đến Về Đức Phật

do TT Trí Siêu chủ biên

  1. Hội chúng của Đức Phật
  2. Những thông lệ của Chư Phật
  3. 32 đại trượng phu tướng
  4. Sự xưng gọi Đức Phật xưa và nay
  5. Những thánh tích
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

6. Đọc phần 1

Phần 1: Hội Chúng Của Đức Phật

Đức Phật đã thuyết pháp trình bày, con đường đưa đến lợi ích hiện tại, lợi ích tương lai, và lợi ích tối thượng là sự giải thoát. Những chúng sanh thấm nhuần giáo pháp và qui hướng theo Đức Phật, có rất nhiều. Họ trở thành hội chúng đệ tử của Đức Phật.

Hội chúng của Đức Phật gồm hai thành phần : Hội chúng xuất gia và hội chúng cư sĩ.

Hội chúng xuất gia gồm những đệ tử ưu tú, có tỳ kheo và tỳ kheo ni. Các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni thời Đức Phật, phần đông là những bậc thánh vô lậu, một số là thánh hữu học, một số là hạng phàm tăng. Phải nói rằng không có vị giáo chủ nào được một hội chúng hoàn hảo như vậy.

Một lần, khi vua Ajàtasattu đi đến viếng thăm Đức Phật tại khu vườn xoài của danh y Jìvaka. Nhà vua rất đổi kinh ngạc nhìn thấy hội chúng tỳ kheo 1250 vị đang ngồi vây quanh Đức Phật, thật tĩnh lặng, ví như một hồ nước trong vắt, không có một tiếng ồn ào. Vua cảm hứng thốt ra lời : "Mong sao hoàng tử Udàyibhadda cũng được sự tĩnh lặng như chúng tỳ kheo đang tỉnh lặng vậy". (D.I.50).

Hội chúng cư sĩ của Đức Phật, gồm có những cận sự nam và cận sự nữ. Các cư sĩ như Trưởng giả Cấp Cô Độc, gia chủ Ugga, tín nữ Visàkhà v.v... đều là những thánh cư sĩ đạt đến niềm tin bất động đối với tam bảo, họ là những người hộ pháp đắc lực.

Những cư sĩ thời Đức Phật không những thành tựu về niềm tin mà còn có một số người thành tựu trí tuệ đặc biệt nữa hiểu biết giáo pháp thật sâu sắc, có thể ứng đối với các ngoại đạo sư dễ dàng. Đồng thời, các cư sĩ ấy cũng rất tích cực hỗ trợ việc hoằng pháp của Đức Phật và chư tăng.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp


7.Nhạc đạo

Bản nhạc: Chuyển Pháp Luân - trích từ Nghi Thức Tụng Niệm - Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Nhạc Võ Tá Hân


8. Đọc phần 2 a

Phần 2: Ba Mươi Thông Lệ Của Chư Phật

Mỗi vị Phật ra đời là một tiêu biểu của sự giác ngộ và vị Phật ấy có trách nhiệm một bậc Đạo Sư dẫn đường giác ngộ cho chúng sanh ở mỗi thời kỳ. Vì thế hành trạng của các Ngài có nhiều điểm giống nhau. Đó là những thông lệ của chư Phật.

Chư Phật có ba mươi thông lệ :

1) Trong kiếp chót khi giáng sanh vào lòng mẹ chư Bồ tát đều có chánh niệm biết rõ.

2) Khi ở trong bụng mẹ, chư Bồ tát đều ở tư thế ngồi xếp bằng day mặt ra phía trước.

3) Lúc sanh ra Bồ tát, người mẹ đều trong tư thế đứng.

4) Chư Bồ tát chánh giác khi chào đời đều là ở nơi biên giới giữa hai xứ.

5) Chư Bồ tát chánh giác vừa khi chào đời đã bước xuống khỏi bụng mẹ và đi liền bảy bước tuyên đọc kệ ngôn.

6) Chư Bồ tát kiếp chót đều chứng kiến bốn điềm : người già, người bệnh, người chết, người tu, mới sanh tâm chán nản, rồi khi đứa con đầu lòng chào đời thì Ngài bỏ đi xuất gia.

7) Chư Bồ tát trước khi thành đạo đều trải qua sự tu khổ hạnh ít nhất là một tuần lễ.

8) Sau thời gian khổ hạnh, chư Bồ tát đều thọ bữa cơm sữa mà phục hồi sức.

9) Chư Bồ tát lúc thành phật đều ngồi trên bảo tọa do chính Ngài trải cỏ phát nguyện thành, tại một tàng đại thọ.

10) Ngay trong đêm giác ngộ, chư Bồ tát đều phải chiến thắng ma quân bằng uy lực ba mươi pháp balamật của mình.

11) Chư Bồ tát đều tu đề mục niệm hơi thở mà đắc đạo.

12) Chư Bồ tát đều đắc ba minh trong đêm thành Phật; canh đầu đắc Túc mạng minh, canh giữa đắc Sanh tử minh, canh cuối đêm đắc Lậu tận minh rồi thành Phật.

13) Chư Phật sau khi đắc đạo, bốn mươi chín ngày đầu chỉ tĩnh tọa, ở bảy nơi mỗi nơi bảy ngày.

14) Chư Phật buổi đầu đều chán thuyết pháp độ đời, vi ngài nghĩ chúng sanh sẽ khó giác ngộ pháp thâm diệu; phải có vị đại Phạm thiên xuống thỉnh cầu hoằng pháp, Ngài mới nhận lời.

15) Chư Phật khi Chuyển Pháp Luân đầu tiên đều thuyết đề tài Tứ diệu đế.

9. Đọc phần 2 b

16) Chư Phật đều có cuộc đại hội thánh tăng đặc biệt và ngài thuyết kinh giải thoát giáo. Đại hội thánh tăng đặc biệt tức là chỉ toàn các bậc Alahán, vị nào cũng đắc lục thông, chư thánh tăng ấy đều là bậc thiện lai tỳ kheo, tự vân tập không lời mời thỉnh.

17) Chư Phật luôn luôn có một ngôi chùa là trú xứ chính, như Đức Phật Thích Ca thì có chùa Kỳ Viên (Jetavana).

18) Chư Phật đều có một lần hiện song thông để hàng phục ngoại đạo, trước khi lên cõi Đạo Lợi tế độ mẫu thân.

19) Chư Phật đều thuyết tạng Vi Diệu Pháp để báo ân thân mẫu.

20) Chư Phật sau khi độ thân mẫu ở thiên cung trở về nhân gian bằng thang ngọc.

21) Chư Phật, ban đêm thời nghỉ ngơi đều nhập định.

22) Chư Phật có thông lệ cuối đêm quán xét căn duyên chúng sanh hai cách : có phước duyên, có căn lành giác ngộ.

23) Chư Phật luôn luôn chế định giới luật cho đệ tử do nguyên nhân chính đáng.

24) Chư Phật chỉ nhắc tích bổn sanh với người cần nghe để giác ngộ.

25) Chư Phật có lệ thuyết về Phật tông khi quyến thuộc tụ hội.

26) Chư Phật có lệ tiếp xúc và huấn dụ các vị khách tăng từ xa đến.

27) Chư Phật có lệ, khi ai thỉnh an cư Ngài nhận lời, sau đó nếu chưa từ biệt thí chủ thì ngài chưa ra đi.

28) Chư Phật điều giữ đúng sinh hoạt thường nhật năm việc : buổi sáng đi khất thực, buổi chiều thuyết pháp cho hội chúng, buổi tối giáo giới chư tỳ kheo, buổi khuya giải đáp nghi vấn chư thiên, buổi rạng đông quán xét căn lành chúng sanh để tế độ.

29) Chư Phật có lệ trước lúc viên tịch dùng bữa cơm chót là bữa cơm thịt.

30) Chư Phật luôn luôn nhập liên thiền rồi mới viên tịch.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp

10. Chư Tăng thảo luận

11. Chuyện kể

Hạnh phúc và Đau khổ

Một thanh niên Tây phương vừa mới đến một trong những tu viện trong rừng của Ngài Ajahn Chah xin ở lại hành thiền.

Câu trả lời đầu tiên của Ngài là:

-- Tôi hy vọng anh không sợ đau khổ.

Hơi bất ngờ và sửng sốt một chút trước câu nói, chàng thanh niên giải thích rằng anh ta không phải đến đây để đau khổ mà muốn đến đây để học thiền và sống trong yên tĩnh trong rừng.

Ajahn Chah giải thích:

-- Có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến đau khổ hơn, và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ. Nếu anh không muốn gặp loại đau khổ thứ hai thì anh chắc chắn sẽ gặp loại đau khổ đầu tiên.

Lối dạy của Ajahn Chah thường thẳng thắn và trực tiếp. Khi gặp các vị sư học trò của Ngài trong khuôn viên thiền viện, Ngài thường hỏi, "Hôm nay sư có đau khổ nhiều không?" Nếu có vị sư nào trả lời "Có," Ngài sẽ nói, "Tốt lắm, sư phải mừng và mong muốn được như ngày hôm nay" và Ngài cười với nhà sư về chuyện này.

Bạn đã từng có hạnh phúc chưa? Bạn đã từng gặp đau khổ chưa? Bạn có từng xét xem hai loại trên, loại nào thực sự có giá trị hơn chưa? Nếu đúng là hạnh phúc thì nó sẽ không bao giờ mất. Có thể như vậy được không? Bạn phải nghiên cứu điểm này để thấy sự chân xác và thực tế. Sự nghiên cứu này, sự hành thiền này dẫn đến Chánh Kiến.

Mặt Hồ Tĩnh Lặng - Bản dịch của Trần Minh Tài


12. Đọc phần A

Phần 3: Ba Mươi Hai Đại Trượng Phu Tướng

Một vị Chánh Đẳng Chánh Giác luôn luôn có đủ 32 tướng đại trượng phu. Người có đủ 32 quí tướng này, nếu ở tại gia sẽ là bậc Chuyển Luân Vương, nếu người ấy xuất gia sẽ là vị Phật.

Ba mươi hai đại trượng phu là :

1. Lòng bàn chân bằng phẳng.

2. Dưới lòng bàn chân có chỉ hiện ra hình bánh xe với đầy đủ các bộ phận, vành xe, đùm xe và 1000 căm xe.

3. Gót chân thon dài.

4. Ngón tay ngón chân suông dài.

5. Tay chân mềm mại.

6. Tay chân có chỉ giăng như màn lưới.

7. Mắt cá chân dáng như vỏ sò.

8. Ống chân thon thả như chân hươu.

9. Cánh tay dài có thể đứng thẳng người mà sờ tới gối.

10. Ngọc hành ẩn kín trong bọc da.

11. Da màu sáng như vàng ròng.

12. Da thật láng mịn, bụi bặm không bám.

13. Mỗi lỗ chân lông mọc chỉ một sợi lông.

14. Lông mọc hướng về phía trên, các lông màu xanh đen và ngọn xoáy tròn theo chiều phải.

15. Thân hình ngay thẳng như thân phạm thiên.

16. Trên thân bảy chỗ thịt đầy đặn không khuyết lõm; bảy chỗ là cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 vai.

13. Đọc phần B

17. Nửa thân trên tựa như mình sư tử hẩu.

18. Lưng bằng phẳng.

19. Thân cân đối như cây bàng, thân cao bằng sải tay và sải tay dài bằng thân.

20. Vị giác nhạy bén, lưỡi dễ dàng hấp thụ hương vị thức ăn.

21. Cần cổ tròn trịa, thẳng đều.

22. Cằm tròn như cằm sư tử.

23. Có 40 cái răng, mỗi hàm 20 cái.

24. Răng mọc đều và bằng, không có cao thấp.

25. Răng mọc khít khao, không hở.

26. Bốn cái răng nhọn thật trắng sạch .

27. Lưỡi rộng và dài.

28. Tiếng nói trong và ấm, rõ ràng như tiếng nói phạm thiên, hay như tiếng chim Karavika.

29. Tròng mắt đen huyền.

30. Lông mi dài mịn như mi mắt con bê.

31. Giữa đôi lông mày có chùm lông trắng mềm như bông.

32. Đầu có nhục kế, xương đỉnh đầu nổi vung lên trông như đội mão.

D.III.143. Lakkhaịasutta.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp

14. Chư Tăng thảo luận

15. Nhạc

Lễ Tăng Bảo - Lời trích từ: Dâng Hương - Nghi Thức Tụng Niệm GHTGNTVN - Nhạc của Võ Tá Hân


16. Đọc phần A

Phần 4: Sự xưng gọi Đức Phật xưa và nay

Sự xưng gọi Đức Phật xưa và nay có vài điểm cần biết về cách xưng gọi Đức Phật thuở xưa và thời nay.

a) Người Phật tử xưng gọi Đức Phật :

Thuở Đức Phật trụ thế, các đệ tử Ngài chỉ xưng gọi Ngài với từ "Đức Thế Tôn", cũng có khi là "Đức Thiện Thệ" hay "Bậc Đạo Sư".

Đức vua Pasenadi hỏi quan cận thần : "Kahaư nu kho samma Kàràyana etarahi so bhagavà viharati arahaư sammàsambuddho' ti - Hiền khanh Kàràyana nay Đức Thế Tôn, bậc Alahán Chánh Giác, đang ngụ ở đâu ? " .

Vị cận thần đáp : "Atthi mahàràja Medalumpaư nàma sakyànaư nigamo tattha so bhagavà etarahi viharati - Tâu Đại vương, có một thị trấn của dân Sakya tên Medalumpaư, Đức Thế Tôn hiện đang ngụ tại đấy".

Một trường hợp khác, Tôn giả Ananda vừa nghe tin Đức Phật dự níp bàn, tôn giả liền thỉnh cầu : "Tiỉỉhatu bhante bhagavà kappaư tiỉỉhatu sugato kappaư bahujanahitàya ... Bạch Thế Tôn, hãy duy trì kiếp sống ! Bạch Thiện Thệ, hãy duy trì kiếp sống ! vì lợi ích cho quần sanh ... "

Một sự kiện khác nữa, Tôn giả Mahàkassa trên đường trở về Kusinàrà bái viếng Đức Phật, khi gặp một tà mạng ngoại đạo đang từ xa đi lại trên tay cầm hoa mạn phù, Tôn giả liền hỏi : "Ap' àvuso amhàkaư satthàraư jànàsì' ti" - hiền giả có biết tin bậc Đạo Sư của chúng tôi chăng ?" Người ấy đáp : "Àma àvuso jànàmi ... hiền giả, tôi biết".

Ngày xưa, các vị tỳ kheo hay những người cư sĩ phật tử khi xưng gọi Đức Phật, các vị không nói : Đức Phật, Đức Thích Ca, mà chỉ gọi bằng danh từ tôn kính và chí thiết như vậy. Còn ngày nay, người Phật tử chỉ quen gọi là Đức Phật, danh từ này cũng vừa kính trọng mà cũng vừa phổ thông.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp

17. Đọc phần B

b) Người ngoại đạo và những người không tín ngưỡng xưng gọi Đức Phật.

Thuở xưa, khi Phật còn trụ thế, các ngoại đạo sư, du sĩ, đạo sĩ thường dùng từ "Samôn Cồ-đàm hay samôn Gotama" để xưng gọi Đức Phật. Như trường hợp tà mạng ngoại đạo sư khi được tôn giả Mahàkas-sapa hỏi tin tức Đức Phật, ông ta đã nói "Àma àvuso jànàmi. Ajja sattàhaparinibbuto samaịo gotamo - vâng, hiền giả, tôi biết. Samôn Gotama đã viên tịch cách nay một tuần".

Nếu có tôn trọng, thì các ngoại đạo xưng gọi Đức Phật bằng "Tôn giả Gotama ". Như Ni kiền tử Saccaka đến viếng Đức Phật với cuộc biện luận, sau khi được Đức Phật giải thích minh bạch, Saccaka đã tán thán Đức Phật : "Acchariyaư bho Gotama abbhutaư bho Gotama ... thật kỳ diệu thay, Tôn giả Gotama ! thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama !

Cũng có người xưng gọi Đức Phật, vẻ tôn trọng, bằng tiếng "Đại samôn". Như đạo sĩ tóc bện Uruvelakassapa, khi Đức Thế Tôn đến xứ Uruvelà, ngài xin tá túc trong ngôi đền thờ lửa của đạo sĩ Uruvelakassapa, đạo sĩ chấp nhận : "Vihara mahàsa-maịa yathàsukhan' ti, thưa đại sa môn, ngài hãy ngụ thoải mái".

Ngày nay, các ngoại giáo hay các người không phải Phật tử, họ không xứng gọi Đức Phật là Samôn Gotama hay Tôn giả Gotama hay vị đại Samôn, mà họ chỉ xưng gọi là Đức Phật hay Phật Thích Ca hoặc đức Thích Ca.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp

18. Chư Tăng thảo luận

19. Thơ

KHÚC CA NIỀM ĐAU “KHỔ ĐẾ”

1.

Lửa cháy bên này sông
Lửa cháy bên kia sông
Bóng thế gian
Cùng ta đi lầm lũi
Con vượn già trên cành khô hú mãi
Đêm
Sâu
Khắc khoải
Rơi giữa mê lầm và hư đối
Vạch tế bào xem vi trùng ăn rỗi
Giọt cường toan còn khô khát đầu môi
Cầm quả độc trên tay
Mê mãi khóc cười
Bất lực
Vô tri
Quay cuồn
Thong manh nhìn “ Khổ Đế”

2.

Ôi!
Bụi phố
Bụi người
Lấm loen giọt lệ
Dịch hoạ
Thiên tai
Bạo lực quỷ hoà ca
Lửa cháy trong đầu
Lửa cháy trong tim
Rờn Rợn thịt da
Leo loát ba đời
Thiên thu còn ầm ỉ
Sự sống đăng trình
Trên hào quang xa hoa diễm lệ
Mở trang “web” lòng mình
Tạo cuộc ước mơ xanh
Con sông bập bềnh
Con sông tử sanh
Rều rác lượn quanh
Hoa súng hoa bèo
Ngạc nhiên nhìn trăng vỡ
Sự thật giấu mặt
Khoác áo hoa giấy
Hoa ni lông, hoa đá
Bước tự do vào những cõi đời nhau
Cổng ngõ mở toan
Mã khoá trong đầu
Không còn lối về rỗng không, giác ngộ
Diệt đế
Đạo đế
Mật ong đọng ly, đựng thố
Sáng và tối
Đực và trống
Thực và hư
mộng và chân
Hợp hoan ly rượư cạn
Mời nhau hạnh trần gian
Những chiếc cầu đi qua
Bọt nước lãng du miền
Bớt chiếc bóng mình
Khiêu vũ
Ngắm xem
Hoá trang quá nhiều mặt nạ

3.

Đời tu sĩ
Đi trên lưỡi dao
Có trí năng mài ngọt
Quấn mảnh vải nào
Cũng thấy chật, thấy đau
Qua mạng nhân sinh gõ mã Không Khâu
Bụi tiền sử
Không còn nhìn ra mặt mũi
Lão Tử, Trang Chu
Dập dềnh khói mây hư ảo
Hồn Ly Tao
Còn nghe dậy sóng Mịch La
A La Hán hữu tình
Đau đớn khúc bi ca
Bồ Tát chân trần
Lận đận giữa cuộc trần ái ố
Nhi nguyên Tây phương
Tâm vật phân tranh
Nhất nguyên Đông phương
Chúng con loay hoay giành chân kiếm chỗ
Con đường gặp gỡ?
Con đường quay lưng?
Con đường tìm nhau?
Lêu đêu. lố nhố
Hoang vu
Điêu tàn
Mịt mờ, bối rối giữa đêm đen.

4.

Đức Phật ngự ở tầng cao
Hay cùng gót bụi ven đường

Cùng sự sống xanh xao
Hoặc cùng chung hơi thở
Nếu nhân loại nhìn không ra “Khổ Đế”
Thì chỉ còn bác ái với từ bi
Thì nói gì giải thoát với vô vi
Xơ xác
Ly tan
Phều phào kiếm tìm ngôn ngữ
Sự thật nói ra
Khó khăn câu chữ
Khái niệm chập trùng
Loãng xoãng ngọc châu rơi
Ôi! tình thương, tình thương
Vá víu những mảnh đời
Cũng trân trọng
Như gã hành khất đói lòng
Lượm xin ăn từ xu hào giá trị
Đức phật khóc vì hoàng hôn chân lý
Đã pha màu trong hố mắt anh em
Pháp vần hiện tiền
Pháp vẫn chảy ngày đêm
Sát na diệt
Sát na sanh
Mùa xuân hoa vẫn nở
đã vô tận
Miền tâm linh bùng nổ
Chuyển hoá bao giờ
Nhất khoảng kỳ gian?
Chuyển hoá bây giờ
Khổ Đế rõ dung nhan?

Am Mây Tía

Xuân Ất Dậu

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

20. đọc phần 5

Phần 5: Những thánh tích

Người ta biết đến Đức Phật là một vị phật lịch sử không phải chỉ tham khảo qua kinh điển giáo lý của ngài, mà còn y cứ vào những di tích đã được khai quật, như những bia ký của vua A dục, những nền móng chùa Kỳ viên, thành phố Xá vệ, thành Vương Xá v.v...

Có bốn thánh tích quan trọng mà chính Đức Phật đã nói đến trong kinh điển, ngày nay tại Ấn Độ vẫn còn bảo tồn bốn khu thánh tích ấy.

"Này Ànanda, có bốn thánh tích đáng được chiêm bái đối với một người có lòng tin. Thế nào là bốn ?

Chỗ Đức Như Lai đản sanh, chỗ Đức Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác, chỗ đức Như Lai chuyển pháp luân vô thượng, chỗ Đức Như Lai viên tịch Níp bàn.

"Này Ànanda, có các tỳ kheo, tỳ kheo ni, thiện nam, tín nữ nào có niềm tin, đi đến tham quan bốn thánh tích với tâm tịnh tín, nếu họ mệnh chung sẽ sanh vào cõi vui thiên giới" (D.II.140).

Thánh tích đản sanh ở Lumbini, ngày nay là xứ Népal.

Thánh tích thành đạo ở Neraĩjarà - Uruvelà, nay là Bồ đề đạo tràng. Bodhigayà.

Thánh tích Chuyển Pháp Luân ở Migadàya Bàraịasi, nay là Bénares.

Thánh tích níp bàn ở Kusinàrà.

Bài do TT Trí Siêu biên soạn đặc biệt cho Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật - Room Diệu Pháp

21. Nhạc

Bản nhạc: Độ Sanh - trích từ Nghi Thức Tụng Niệm - Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Nhạc Võ Tá Hân

22. TT Trí Siêu đúc kết sinh hoạt trong ngày

23. TT Giác Đẳng thông báo chương trình ngày mai

Ngày mai, Thứ Bảy 21 - 5 - 2005: Vài Nét Nghệ Thuật Liên Quan Đến Đức Phật

************************************

Lời cảm tạ (TC:Khanh Van/....điền khuyết )

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!

Con Khanh Van thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng. Nguyện công đức đã làm Kết duyên lành giải thoát Nguyện hồi hướng chư thiên Hàng thiện thần hộ pháp Nguyện các bậc hữu ân Ðồng thừa tư công đức Nguyện chánh pháp trường tồn Chúng sanh cầu giải thoát Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
***************************************
mở kinh tụng và nhạc, (anitya)


Phần đóng room: Khanh Van
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại ngày mai cũng vào giờ này. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật