<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Bảy, tháng 8 13, 2005

Bài Đọc ngày thứ 7 của MC

Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con ......(..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày .13 tháng .08 năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay ngày thứ sáu trong tuần lễ Ðề Án Mùa Vu Lan, trong buổi học này chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài thứ 6 về Giá Trị Gia Đình Và Những Thử Thách Của Cuộc Sống Hôm Nay . Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:

(Đại Đức Minh Hanh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.


Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo

Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************

(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng


Chương trình hôm nay với chủ đề :

VI. Giá Trị Gia Đình Và Những Thử Thách Của Cuộc Sống Hôm Nay

Chủ biên: TT Giác Đẳng

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
______________________________

1. kinh lễ Tam Bảo hằng ngày
2. Giới thiệu room Diệu Pháp
3. Sư Minh Hạnh đọc kinh
4. MC mời TT Giác Đẳng mở đẩu "đề án trong tháng"
5. Nhạc mùa hiếu hạnh
6. TT Giác Ðẳng giới thiệu đề tài hôm nay
7. MC đọc doạn 6. 1




6.1 Ưu tiên kinh tế và ảnh hưởng của nó

Câu chuyện giáo dục: Người cha cần quan tâm đến con cái hơn
Oct 24, 2004



Cali Today News - Khi một người mẹ dẫn đứa con của mình đến một văn phòng chuyên về khảo sát tâm lý tìm sự giúp đỡ của các chuyên viên cho hành vi tâm lý “có vấn đề” của con mình, họ nhận thấy người cha của đứa bé, vốn có bằng cao học trong chuyên môn, lại vắng mặt. Sylvia Rimm, chuyên viên tâm lý, hỏi tại sao thì người mẹ trẻ đáp: “Tại vì anh ấy nói không tin vào cái gọi là “tư vấn tâm lý” gì cả”.

Sự vắng mặt của người cha, dù có nền học vấn khá cao, được Rimm và nhiều chuyên gia tâm lý khác tin là thí dụ điển hình cho một vấn đề khá lan rộng hiện nay: Nhiều người cha ở Mỹ tỏ ra thờ ơ trước hiện tượng con của họ có vấn đề về tâm lý. Đàn ông ít chịu khảo sát tới nơi tới chốn chính “hoạt động đa dạng của bảng tâm lý của chính họ”, thì làm sao họ chấp nhận là con cái của mình lại… rắc rối về tâm lý cho được.

Rimm là Giám Đốc của “Family Achievement Clinic” tại Cleverland, nhận thấy người đàn ông nào ít khi đến tiếp xúc với các chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ có khuynh hướng xem lũ con mình… bình thường như họ, nghĩa là chả cần ý kiến ai về lĩnh vực tế nhị này.

Chị Rimm nói: “Đàn ông như thế bảo tất cả chỉ là vấn đề của tự chế, của tự kiểm soát tình cảm. Họ lý luận như thế này: chúng tôi có bản lĩnh kiểm soát lũ nhỏ và lũ nhỏ phải có bản lĩnh tự… kiểm soát. Nhiều ông bố nói làm gì có vấn đề tâm thần, chỉ có vấn đề lũ trẻ tỏ ra “mất dạy hay ngoan ngoãn thôi mà!”

Nadine Kaslow, Giáo sư Trưởng khoa Tâm lý thuộc Trường Đại học Y khoa Emory ở Atlanta, nói: “Trong cố gắng bảo vệ hình ảnh một “tough guy”, các ông bố tỏ ra lo lắng là mang tiếng “bệnh tâm thần” có cái gì đó xấu xa, đi thăm mấy chuyên viên tâm lý chỉ tổ rước cái nhãn hiệu “có vấn đề tâm thần” lên đầu họ và lên cả nhà.”

Nhưng chính vì ít bỏ nhiều thì giờ với con như người mẹ, người cha ít khi nào thấy mình “có cùng tần số giao cảm” với con cái và trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý của đứa nhỏ, không có dấu ấn của sự hiện diện của người cha. Don Freedheim, Giáo sư danh dự bộ môn tâm lý của Trường Đại học Case Western Reserve ở Cleverland, nói: “ngay cả khi người bố bắt đầu tham gia vào đời sống của con cái thì họ cũng không sao so sánh được với vợ họ… Tất cả các bà mẹ hầu như đếu có khả năng cho biết độ tuổi nào con cái phát triển mạnh về tinh thần, dù là đứa con đầu lòng. Một chuyện mà các ông bố mù tịt.”

8. Một MC khác tiếp theo

Các chuyên viên tâm lý đồng ý phải gặp gỡ các ông bố để cắt nghĩa cho họ biết sự khác nhau giữa “bệnh tâm thần” và “dấu hiệu buồn bã lo lắng vì thiếu tình cha”, hay nói trắng ra là tại mấy ông bố không chịu quan tâm nhiều đến nhu cầu tình cảm của con cái.

Giáo sư Kaslow cho là định mức kinh te xã hội không phải là vấn đề. Đàn ông thuộc mọi tầng lớp và địa vị đều thương con. Bà nói: “nếu bạn gặp một người cha có học thức thấp và lợi tức cũng thấp và bảo: “Tôi cần nóí chuyện với ông để giúp đỡ cho cân bằng tâm lý của con ông”, bạn sẽ thấy người đó sẵn lòng lắng nghe ý kiến của chuyên viên tâm lý liền”.

Mặt khác, kết quả khảo cứu khoa học gần đây cho thấy người cha nào chú ý, chen vào hoạt động của con gái nhiều thì đứa con sẽ thích thú với cái nó đang làm hơn, dù đó là hoạt động thể thao hay âm nhạc cũng thế. Và ngươì cha nào “dốc lòng” với con gái cũng là điều báo trước đứa con sẽ thành công ít nhiều sau này.
Susan McHale, giáo sư môn phát triển con người (human development) thuộc Trường Đại học Penn State University, nói: “Mẹ bám sát con gái suốt thời kỳ ấu thơ nhưng để cho con gái sau này hứng thú thật sự với các môn “con trai” như thể thao, đi săn, lướt ván buồm, câu cá... thì phải có bàn tay của người cha.”

Bà McHale và các cộng sự khảo sát 290 cô bé gái tuổi từ 8 đến 15 và cha mẹ các em suốt nhiều năm và nhận ra từ năm 13 tuổi đến gần 17 tuổi, các cô gái trẻ tỏ ra chịu ảnh hưởng của cha mình rấùt mạnh, sau đó giảm dần khi trên 17 và bắt đầu giai đoạn sinh hoạt “thật sự đàn bà con gái” theo chức năng thiên phú.
Theo bà McHale thì lúc con gái trưởng thành về phương diện sinh lý là giai đoạn người cha cảm thấy khá lúng túng, nhưng nhiều người vượt qua chuyện này nhanh chóng và hết lòng chỉ dạy hoặc hướng dẫn con gái. Thường thì các cô gái “rất khoái” mấy ông bố như thế, họ sẽ theo lời cha chỉ dẫn san sát và nhiều cô tiến bộ đáng kinh ngạc trong nhiều môn “đàn ông” như đá banh, bơi lội, tennis…

Tiến sĩ John D. O’Brien, nhà tâm thần học thuộc Trung Tâm y khoa Mount Sinai ở New York, nhận xét là sự dấn thân của người cha sẽ thôi thúc đứa con tham gia sôi nổi. Ông nói: “Chuyện này sẽ xoá nhòa ranh giới giới tính giữa cha con và tạo một niềm ngưỡng mộ và cảm thông lẫn nhau. Cha sẽ nhận ra “nét thiên tài” của con và sẽ sung sướng chia xẻ các giây phút khó quên cùng nhau, trong một giai đoạn còn non nhưng mạnh mẽ của con gái.”

Hồng Quang theo “Psychology Today”



9. Chư Tăng thảo luận
10. Đọc một bài thơ
11. MC đọc 6.2


6.2 Chủ nghĩa cá nhân và tinh thần hợp quần

Câu chuyện giáo dục: Chúng ta nên dạy con trẻ biết nghĩ đến người khác
Jun 25, 2005


Cali Today News - Cưng con thì cha mẹ nào lại không chìu, vì con đẻ ra ai lại không thương, nhưng chìu đến nỗi một bà mẹ kia đã phải “cày” đến 3 jobs để trả tiền cho mấy bills về quần áo của cô con gái mới 17 tuổi đã có... hai tủ quần áo. Đã vậy ông bố còn phán cho một câu xanh rờn: “Tôi muốn con gái mình được hạnh phúc, vì thế nó muốn cái gì là tôi mua liền!”

Dĩ nhiên, chúng ta đều muốn con cái mình được hạnh phúc, nhưng đồng thời lại cũng mong chúng phát triển các đức tính như chân thật, sự thông cảm và kính trọng người khác. Muốn vậy, bậc cha mẹ cần cho con đi làm việc thiện nguyện (volunteering), một việc mà Ken Bentley, người sáng lập và điều hành tổ chức “Nestlé Very Best in youth Program”nhận xét: “Khi làm thiện nguyện, trẻ con sẽ có nhiều lợi lộc khi giúp đỡ cho người khác. Chúng sẽ học được nhiều đức tính quan trọng trong đời sống như trách nhiệm, tính tổ chức, tính lãnh đạo và tinh thần chăm sóc người khác.”

Sau đây là những ích lợi to lớn khác của việc làm thiện nguyện của trẻ con:

1.Chúng sẽ thấy mình không phải là trung tâm vũ trụ:

Khi trẻ con làm việc thiện nguyện, chúng sẽ khám phá một thế giới bên ngoài thế giới trường học, thể thao và gia đình. Chúng sẽ ý thức có người cầụn giúp đỡ. Chỉ cần thấy mấy con mèo bị bỏ rơi là cũng đủ làm rúng động trẻ con. Năm 2001, lúc đó được 10 tuổi, Anthony Leanna đi thăm bà trong bệnh viện. Cậu bé đã chới với khi thấy nhiều bệnh nhân ung thư bị rụng quá nhiều tóc, lập tức về nhà Anthony bắt đầu tổ chức cái gọi là “Heavenly Hats”chuyên nhận, thu góp các loại mũ, nón mới để tặng cho các bệnh nhân ung thư. Bây giờ đã 14 tuổi, Anthony vẫn bỏ ra 15 giờ vào cuối tuần đi thu gomvà phân loại nón và gửi đi. Cậu nói: “Em chỉ mong họ có được nụ cười tươi trên gương mặt.”

12. Một MC khác tiếp theo

2. Chúng sẽ học tinh thần trách nhiệm và sẽ thấy tự tin:

Làm việc thiện nguyện là dịp để trẻ con học bài học về trách nhiệm. Thí dụ khi nhận công tác trồng hoa trong một trung tâm cộng đồng nào đó, chúng sẽ phải nghiêm trang theo dõi bài học trồng và tưới cây cỏ. Chúng sẽ sung sướng thấy mình có ích, lòng tự tin phát triển khi chúng biết mình có “đóng góp chút đỉnh vào công việc chung”.

Viện “Search Institute”cho hay cứ mỗi tuần mà giới trẻ đóng góp được 1 giờ trong việc thiện nguyện thì sẽ có cơ may 50% ít nghiện ngập ma túy, rượu hay thuốc lá hơn, hay lâm vào các thói xấu có hại khác. Joshua Basillo, 16 tuổi, mỗi tuần đều chơi đàn cello(hồ cầm) cho một viện Dưỡng Lão, dọn dẹp rác rến ở bờ sông và dạy học thêm cho các nhóc tì, phát biểu: “Hồâi mới bắt đầu, em có biết gì đâu, bây giờ thực là một cảm giác…quá đã khi em biết mình giúp cho ai đó được sung sướng!”

3. Trẻ con có dịp khám phá các tài nguyên của cộng đồng là to lớn:

Dù là giúp cho một tổ chức chăm sóc súc vật bị bỏ rơi hay chăm sóc cây cối, giúp làm sạch bãi biển, con cái của bạn mới khám phá là cộng đồng có khối việc cần có người phụ giúp để cuộc sống thêm tươi đẹp. Ngoài ra khi làm việc cho cộng đồng, trẻ con có thể phát triển tính sáng tạo, rất cần cho chuyện học của nó sau này.

4. Trẻ con có dịp làm việc chung với người lớn:

Chúng sẽ quan sát, nhận định và đánh giá những người lớn đang hướng dẫn chúng. Chúng sẽ kính phục họ và cố bắt chước họ. Việc này sẽ râá có lợi trong tính cách tháo vát của con cái và tinh thần phục vụ vô vụ lợi sau này của con cái. Chỉ bao nhiêu đó cũng khiến cha mẹ yên tâm về chuyện con mình sẽ là các “role models” sau này. Đâu cần phải bắt chước ngôi sao nhạc rock mới nên người đâu!

Hồng Quang theo “FamilyCircle”



13. Chư Tăng thảo luận
14. Đọc một câu chuyện hiếu hạnh
15. MC đọc 6.3


6.3. Chúng ta có thể làm gì trong cảnh "mẹ gà con vịt"

Có nên đánh con bằng roi trong cách giáo dục con cái ?
Jul 31, 2005



Cali Today News - Ông bà mình có một câu quen thuộc: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bạn đừng mong mang câu này ra giảng nghĩa cho con mình trên đất Mỹ, nhất là mấy đứa qua đây hồi còn nhỏ xíu hay sinh đẻ trên đất Mỹ, tới Tết Congo tụi nó cũng không hiểu ý nghĩa thâm sâu của cái câu có vẻ… kỳ cục này.

Ở đâu quen đó, đúng ra hồi xưa từ lúc còn ở trong mấy cái chòi kiểu “túp lều của chú Tom”, cha mẹ người Mỹ cũng “xực tái” vô mông con cái bằng tay hay… củi tạ cũng ngon lành lắm, nhưng lần lần coi bộ cách giáo dục “Lý Tiểu Long” này coi bộ không khá, nên người ta nghiêng về cách khác, không còn chế độ nhà binh cho cu Tí hay cu Tèo đầu bò đầu bứu nữa, Cu Tí hay Cu Tèo thấy… quá sướng!

Theo kết quả các cuộc khảo sát kéo dài tới 62 năm qua ở Mỹ về chủ đề đặc biệt là có nên trừng phạt con cái bằng bạo lực hay không thì người ta khuyên cha mẹ là không nên (tức là dùng tay phát vào mông hay dùng roi quất túi bụi vào mông nó). Các khảo sát này cho thấy có những liên hệ nhất định, nhưng không đến nỗi là liên hệ nhân quả, về chuyện dùng bạo lực trừng phạt con cái đã khiến con cái phát triển tới 11 loại hành vi xấu sau này.

Các tác giả cho là dùng roi vọt chỉ có một “kết quả tốt”duy nhất là con cái sẽ nghe theo lời cha mẹ tức thì, nhưng đồng thời đứa bé có nguy cơ bị trở thành nạn nhân của nạn hành hạ con cái quá đáng của một số cha mẹ.

Tiến sĩ Elizabeth Thompson Gershoff thuộc Trường Đại Học Columbia, nhận xét: “Sự kiện là các hệ quả tản mác đó cho thấy ngay là dùng đòn roi không có sự đồng ý của nhiều giới giáo dục, kể cả phía cha mẹ cũng thế.”
16. Một MC khác tiếp theo

Có lẽ bạn không tin, nhưng ngay lúc này, khi mà ngày càng có nhiều quốc gia Châu Âu bỏ chuyện đánh đập con cái thì có đến 94% phụ huynh người Mỹ cho biết họ vẫn còn “phát vào mông con cái”khi chúng có độ tuổi là 4 tuổi. Tiến sĩ Gershoff nói chuyện này có từ thời mới lập quốc ở Hoa Kỳ, theo đó người ta tin là con cái nào mà vâng lời cha mẹ sẽ vâng lời Chúa Trời. Đã thế Gershoff còn cho biết có đến 25% cha mẹ nào chủ trương “đục” con cái ra trò đã dùng một… dụng cụ nào đó, thường là cái roi! Tới đây thì Cu Tí thấy hết sướng!

Nhưng một trong những lý do khiến cha mẹ phải “suy nghĩ hai lần”trước khi đánh con bằng roi, hay bất cứ hành động gì chạm tới thân thể nó, là có khi một trận đòn làm đứa con nhớ… suốt đời chỉ vì nó cho là đã bị đòn oan. Vì thế đánh con trong lúc đang nóng giận không kềm được, hay tệ hơn, chỉ vì “giận cá chém thớt”, là chuyện nên tránh tối đa.

Nhà tâm lý trẻ con David Elkin, giáo sư trường Đại Học Tufts, cho là thỉnh thoảng cha mẹ phải để con cái “khổ một mình” (kids need to feel badly sometimes). Ông nói: “Con người sẽ học hỏi qua kinh nghiệm, nhất là các kinh nghiệm xấu. Chính qua thất bại chúng ta mới biết đối phó ra sao.”

Chính vì chúng ta cứ mong con cái “perfect 100%” nên hay la rầy, mà quên là thỉnh thoảng nên để con tự rút tỉa bài học thất bại một mình. Đừng can thiệp là hay nhất. Nếu không gặp thử thách, đứa bé sẽ không có cái thích ứng sáng tạo (creative adaptations), ngay cả trong các hoàn cảnh “lên xuống bình thưởng” của cuộc đời cũng thế. Nó sẽ ghét bất cứ nghịch cảnh nào, và sẽ nhút nhát, hay lo sợ. Có khi mấy Cu Tí rất “đểu cáng”, nó biết làm như thế sẽ ăn đòn, nên nghĩ ra “sách lược đối phó với cây roi” rất hữu hiệu, nhưng như thế thì hiệu quả giáo dục…của cây roi đổ sông đổ biển!

Con bạn hay ợ sau khi ăn no. Nếu nó mới 6 tháng, bạn sẽ dỗ dành thương mến sao cho nó ợ… bớt lớn tiếng. Nhưng nếu thằng bé 10 tuổi mà con chia động từ ợ trên bàn ăn thì chuyện đầu tiên bạn phải biết đó không phải là lỗi của nó để phải lấy cái muỗng cốc lên đầu con thật đau và thét: “Tao bảo chỉ có dân bất lịch sự nhất trần đời mới làm như thế ngay trên bàn ăn! Sao chậm hiểu quá vậy ôn con!”

Cha mẹ ngày nay trông mong quá nhiều ở con, nào là thông minh nhất, nhanh nhẹn nhất, hoạt bát nhất, học giỏi nhất và… từ bi nhất. Nên nó rớt hạng nhì, có khi chính cha mẹ thấy… ngày tận thế đã đến, như thế thì tội nghiệp cho tuổi thơ của con quá chừng!

Một ngày kia một bệnh nhân tâm lý nhỏ tuổi nói với David Anderegg, nhà giáo dục ở Massachusetts: “Cháu ước gì cha mẹ cháu có cái… hobby khác, ngoài cháu ra!”Tội nghiệp cu cậu, có cha mẹ theo rình mình như mèo rình chuột quả là không khá được!

Con mèo mà chụp được con chuột là nó tan xương dưới hàm răng mèo, con bạn mà bị bạn chụp được, có khi roi quất vào mông nó, và suốt đời nó vẫn là chú chuột đáng thương!

Hồng Quang theo “Psychology Today”


17. Chư Tăng thảo luận
18. Một nhạc phẩm hiếu hạnh
19. hồi hướng
20. Nhạc mùa hiếu hạnh



____________________________________________________


Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần III : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.


Kính Bạch chư Tôn Đức,

kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ có buổi lễ tụng kinh hướng nguyện và chúc thọ cho các bậc trưởng thượng đã quá vãng hoặc hiện tiền với sự điều hợp chương trình của chư Tôn Đức , các MC và ops của room DP. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca MâuNi Phật
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật