<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Chủ Nhật, tháng 5 22, 2005

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con .Tri Đạt đọc (KVđiền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 22 tháng 05. năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị chúng ta sẽ tiếp tục trong Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh

Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Chương trình hôm nay với chủ đề : Thờ Phật, Lễ Phật, Cầu Nguyện Uy Đức Phật do TT Giác Đẳng chủ biên

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

***************************

6. Kinh Xưng Tán Phật Bảo bằng phạn ngữ

7. Truyền thanh phần 1 đêm Thọ Trì Hạnh Đầu Đà chùa Siêu Lý, Vĩnh Long

8. Nhạc phẩm: Cám ơn Phật

9. Truyền thanh phần 1 đêm Thọ Trì Hạnh Đầu Đà chùa Bửu Đức, Biên Hoà

10 MC đọc đoạn 1 của Kinh Châu Báu


Yakiñci vitta idha vā hura
Saggesu vā ya ratana paīta
Na no sama atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratana paīta
Etena saccena suvatthi hotu.


Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

11. TT Giác Đẳng giải thích sơ lược ý nghĩa bài kinh trên

12. Kinh tụng Phạn Ngữ: Kinh Châu Báu

13. Đọc bài sưu tầm: Những Pho Tượng Phật Lớn Trên Thế Giới. Phần 1a(Sưu Tập 001)

Kim Thân Phật vĩ đại tại Lạc Sơn

Diệu Quang sưu tầm và tri`nh bày hi`nh ảnh và bài viết
Minh Hạnh dịch thuật


Cao 71 mét
Tại ngã ba các con sông: Mân giang (Minjiang)
Đại Hà (Dadu)
Thanh y Giang (Qingyi)
(xem chi tiết phần ghi chú)

Tượng Phật vĩ đại tại Lạc Sơn , là một bức tượng đá điêu khắc Đức Phật lớn nhất trong thế giới, tọa tại ngã ba sông: Mân giang (Minjiang), Đại Hà giang (Dadu) và Thanh y giang (Qingyi). Dựa theo hồ sơ sự khắc tạc của tượng Phật vĩ đại này bắt đầu vào năm thứ nhất của triều đại nhà Đường, Vua Đường Huyền Tôn (Tang Xuanzong) sau Tây Lịch 713, và hoàn tất vào thế kỷ thứ 19 trong triều đại của Vua Đức Tôn (Dezong) năm 803 sau Tây Lịch, tổng cộng hết 90 năm để hoàn tất.

Làm theo khuôn mẫu của Đức Phật Di Lặc. Đức Phật được mô tả đôi bàn chân không với đôi tai rũ xuống và tóc của Ngài được vén gọn xoắn ốc thành búi tóc trên đỉnh đầu. Ngực của Ngài thi` phơi trần và đôi tay của Ngài để thư thái trên hai đầu gối Ngài. Phần khắc chạm từ một bên đồi Lingyun, với đầu của Ngài ngang mặt của đỉnh vách đá, tượng đá khổng lồ được khắc chạm phần mặt của ngọn núi Emeishan, với gio`ng sông chảy dưới chân Ngài.

Là một tác phẩm có giá trị tôn qúy và trang nghiêm, tượng Phật cao 71 mét. Hai bờ vai của Ngài rộng 28 mét. Đầu Ngài thi` 14.7 mét chiều dài và rộng bản 10 mét với 1021 búi tóc nhỏ trên đỉnh. Mu bàn chân, mỗi cái rộng 8.5, có thể chứa đựng 100 người. Ngọn chân cái lớn đủ để chứa đựng cái bàn ăn. Cao 17 mét hơn tượng Phật đứng tại nước A Phú Hãn, cho nên tượng Phật vĩ đại Lạc Sơn thi` được xem như là tượng Phật lớn nhất thế giới vào năm 1996, tượng được công nhận vào danh sách Thế Giới Thiên Nhiên (World Natural) Tài Sản Văn Hoá Thế Giới (Cultural Heritage List.)

Ghi chú: Những kích thước của Tôn Tượng Đức Phật:
Tổng số chiều cao: 71 mét (vào khoảng 233 feet)
Đầu: 14.7 mét dài (khoảng 48 feet)
Vai: 28 mét rộng (khoảng 92 feet)
Cổ: 3 mét dài (khoảng 10 feet)
Tai: 7 mét dài ( khoảng 23 feet)
Mũi: 5.6 mét dài (khoảng 18 feet)
Lông mày: 5.6 mét dài (khoảng 18 feet)
Mắt: 3.3 mét dài (khoảng 11 feet)
Miệng: 3.3 mét dài (khoảng 11 feet)
ngón tay giữa: 8.3 mét (khoảng 27 feet)


13B Sưu Tập 003

Kim Thân Phật ở Lantau Island

Diệu Quang sưu tầm và tri`nh bày hi`nh ảnh và bài viết
Minh Hạnh dịch thuật
Tượng Phật vĩ đại, trên đảo Lantau, Hồng Kông.


Tượng Phật Tian Tan là một tượng bằng đồng lớn của Đức Phật, tọa tại Ngưỡng Bi`nh, trên đảo Lantau ở Hồng Kông. Cũng được biết như là một tượng Phật vĩ đại, đó là một tượng Phật cao nhất thế giới tọa lạc ngoài trời bằng đồng. Tượng Phật được đặt tại một nơi gần tu viện Po Lin. Là một biểu tượng cho sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, loài người và tôn giáo. Đó là trung tâm Phật giáo lớn tại Hồng Kông, và cũng là nơi thu hút dân chúng đến tham quan.
Hi`nh dạng.
Tượng Phật thi` có tên là "Đức Phật Tian Tan" bởi vi` được làm theo kiểu của Tian Tan, Chùa của Thiên Đường tại Bắc Kinh. Đó là một trong năm tượng Phật vĩ đại của Trung quốc. Tượng Phật vĩ đại toạ trên ngai sen trên đỉnh của ba bục bệ thờ. Được bao quanh bởi 8 tượng bằng đồng nhỏ tượng trưng cho thiên thần hay là sự bất tử.
Tượng Phật cao 34 mét và nặng 250 tấn. Đây là tượng Phật cao nhất thế giới, có thể nhi`n thấy từ thật xa như tại Ma Cao trong ngày trời trong. Những du khác phải trèo lên 268 bậc thềm để có thể lên tới tượng Phật.
Tượng Phật Tian Tan hiện ra trong sáng và tôn qúy. Tay phải của ngài thi` đưa lên, tượng trưng cho sự xóa bỏ mọi ưu phiền. Tay trái của Ngài thi` nằm trên đầu gối của Ngài, biểu thị cho loài người hạnh phúc. Mặt tượng Phật quay về hướng bắc, đó là tượng Phật duy nhất trong số những tướng Phật vĩ đại (những tượng Phật khác quay về phía nam).
Cộng thêm ba tầng phía bên dưới của tượng Phật: "Sảnh đường của vạn vật, sảnh đường của giá trị ti`nh thương, sảnh đường của kỷ niệm (đền kỷ niệm). Một cái mà đặc biệt nổi tiếng nhất thi` bên trong có xá lợi của Ngài Sakyamuni, co`n lại sau lễ hỏa táng. Có là một tấm chuông chạm khắc thật lớn với những hi`nh tượng Đức Phật và những bài giảng kinh trong phòng triển lãm. Nó được sắp xếp cứ 7 phút thi` được đánh lên, 108 lần trong một ngày, tượng trưng cho sự giải thoát 108 sự phiền lụy của chúng sanh.
Lịch sử.
Tượng Phật Tian Tan được xây vào năm 1990, và hoàn tất ngày 29 tháng 12, 1993, sinh nhật của Ngài Sakyamuni. Phí khoản để xây tượng Phật vĩ đại này lên tới 68 triệu. Được làm từ 202 miếng đồng. Cộng thêm cho bên ngoài là một sườn bằng thép rất cứng ở phía trong của tượng Phật để chống đỡ cho sức nặng và sự ép của gió.
Khi tượng Phật được hoàn tất, những vị Tăng sĩ ở trên thế giới đã được mời đến dự lễ khai mở. Đặc biệt đáng chú y' là những du khách đến từ Trung Hoa cũng như từ Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Đại Hàn, Mã Lai, Singapore, Tích Lan, và Hoa Ky`, tất cả có phần trong sự xây dựng này.
Vào ngày 18 tháng 10, 1999, bưu điện Hồng Kông đã phát hành một loại tem miêu tả hi`nh tượng Phật Tian Tan. Công ty MTR cũng đã phát hành vé kỷ niệm đặc biệt có hi`nh đức Phật.

14. Chuyện kể về Đức Phật

15. Truyền thanh phần 2 đêm Thọ Trì Hạnh Đầu Đà chùa Siêu Lý, Vĩnh Long

16. Ngâm thơ

KHÚC CA NUỚC
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
1.

Ta đứng thở trên sông dài
Nghe thời gian cuộn chảy
Bọt nước xao
Bọt nước quẫy
Từ lâu rồi con cá đớp bơ ngơ
Trăng vẫn là con trăng
Từ vĩnh cửu đến bây giờ
Thuyền vẫn là con thuyền
Chưa chèo qua bỉ ngạn
Cái tâm cũ
Con sóng dâng
Có cái gì rất hốt hoảng
Cứ tung
Cứ rơi
Cứ vờ vật đốm loang đêm
Mây
Vẫn là mây
Phiêu phất lãng du miền
Vẫn tình tự
Vẫn câu chuyện đèn khuya
Tứ cổ văn
Câu kinh
và chung trà không bạn lữ
Buồn
Rất sâu
Xa
Và niềm riêng
Xin gởi đến muôn trùng…..

2.
Hốt hải
Trong giấc ngủ mê mung
Bàng hoàng
Gõ kiến tri nghe vang vang nỗi chết
Giọng nói
Tiếng cười
Cứ bào mòn âm tiết
trôi giữa không gian
Và hút mất giữa thung triền
Ta vẫn hiểu rằng
Đời còn lắm oan khiên
Còn chín, ngọt, trái, hoa, hương
Kết đài giữa giấc mơ
Và tuyệt vọng
Ai rớt chữ
Giữa dòng sông lặng
Có con chim bay
Cô đơn
Hái lượm hạt miên trường
Đi qua cuộc đời trăm năm
Một đôi lần
Ngồi tâm sự vô duyên
Giữa quán cóc, chợ vàng
Ai cũng không có thì gió tĩnh tâm, thiền định
Ai cũng có qua nhiều thì giờ
Để huyền đàm, hý luận
Và tự vẻ bóng mình
Trong bọt nước vỡ tan
Níu câu kinh
Ta bước giữa điêu tàn
Câu thơ mới
bập bùng reo
Niềm tin và hơi ấm

3.
Cột chiếu lá
Buộc thuyền
Tự neo mình trên bến
Nằm ngủ say
mặc nhân thế nguợc xuôi
Từng lối nhỏ thân quen
Sim mua nở tím đồi
Sợi khói. làn mây, giọt sương
Để dấu hiệu
Cho mai sau
Tìm cho ra chân tướng

4.
Nước vẫn chảy
Soi mặt soi mày
Vẫn hoang vu gió chướng
Rong bèo hôm qua
Ẩn hiện kiếp riêng chung
Dập dờn nước mây
Vẫn lắm chuyện vô cùng…..

Am Mây Tía
Trọng đông Giáp Thân – 2005
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

17. Truyền thanh phần 2 đêm Thọ Trì Hạnh Đầu Đà chùa Bửu Đức, Biên Hoà

19. Đọc trích đọan thông điệp khánh đản

20. Đọc bài sưu tầm: Những Pho Tượng Phật Lớn Trên Thế Giới. Phần 2

Sưu Tập: 009

Kim Thân Phật tại Bamiyan, Afganistan

Ông ta (Zemaryalai Tarzi )sẽ dẫn đầu việc đào xới ở thung lũng của A Phú Hãn, nơi mà hai bức tượng Phật đứng bị hủy diệt bởi người Hồi Giáo cực đoan

By MARC KAUFMAN Washington Post

Bốn năm về trước, cả thế giới bất lực khi nhìn thấy những người hồi giáo cuồng tín phá hủy hai tượng Phật dứng khổng lồ ở thung lũng Bamiyan ở nước A-Phú-Hãn., nhưng sự khảo sát gần đây ở những nơi có địa thế cổ kỷ đã đưa dẫn những nhà nghiên cứu đi đến kết luận là những bức tượng Phật khổng lồ này vẫn còn tồn tại . Bức tượng Phật dứng hạng thư 3 này, có thể to hơn và cao khoảng 1,000 foot có thể đang bị chôn vùi gần đó.
Được sáng tạo bởi những người Trung Hoa hành hương khoảng 1,400 năm về trước, những nhà khảo cổ học A Phú Hãn đầu tiên đã dẫn dầu đào xới trong khuôn viên ở những bức tường đá nơi mà hai bức tượng Phật đứng đầu tiên được tìm thấy.
Mục đích ban đầu là tìm kiếm những ngôi chùa cổ của những người khách Trung Hoa đầu tiên ở Xuanzang 630 năm sau công nguyên, và lúc đó bức tượng Phat khổng lồ được tìm thấy trong vách đá đó.
Mặc dầu những lời hứa hẹn sẽ khám phá đã được thực hiện khoảng hai năm về trước, nhưng những nhà khảo cổ học thật sự không biết họ sẽ tìm kiếm được những gì ở những vách đá này. Nhưng người đứng đầu của việc đào xới này, Zemaryalai Tarzi thì rất là lạc quan là việc khám phá nằm dưới lòng đất này rất là quan trọng và ông ta sẽ quay lai Bamiyan mùa hè năm nay.
Tarzi và những nhà khảo cổ khác phát biểu: Nếu thật sự có những bức tượng Phật khổng lồ dó thì thung lũng Bamiyan sẽ được xếp hạng đầu nơi có nhiều di sản quốc tế. " Nếu câu chuyện Xuanzang là thật" Ông Tarzi còn tuyên bố, thì việc ông ta đào xới là " một công trình vĩ đại cho việc tìm kiếm bức tượng Phật nằm cho thế giới nghệ thuật" Bởi vì những người hành hương này xác minh thật xuất sắc khi diễn tả địa điểm và kích thước của hai bức tượng Phật đứng khổng lồ,ông cũng công bố thêm đó là lý do chính đáng cho ông tin tưởng rằng bức tượng Phật nằm vẫn còn tồn tại.
Đối với một số người, thì công trình nghiên cứu là một chuyện hào hiệp. Nếu những người hành hương xưa tin tưởng là thật thì bức tượng Phật nằm ngủ kia có chiều dài khoảng chiều cao của tháp Eifell. Một số người hỏi, làm sao có một công trình vĩ đại lại bị biến mất dưới lòng đất và có thể làm cách nào để cứu nó lại được! Ông Tarzi có những câu trả lời như sau: "bức tượng có thể bị chôn vùi nhiều thế kỷ về trước để tránh những đội quân Hồi Giáo sang xâm chiếm hay là nó có thể bị che lấp bởi những trận động đất."
Nhưng điều quan trọng nhất là ông Tarzi và nhóm bạn của ông đã bắt đầu khám phá ra nhiều công trình có hình dáng và kết cấu bằng đất và chính điều này cũng sẽ giúp cho những thuyết khảo cổ học mới và riêng biệt của ông ta.
Dịch Không Thúy

20 B Sưu Tập 011

Kim Thân Phật tại Bago,Miến Điện (Burma)
Diệu Quang sưu tầm và tri`nh bày hi`nh ảnh và bài viết.
Minh Hạnh dịch thuật

Tượng Phật Kyaikpun ướt tính khoảng 3 kilomet từ thành phố Bago và nằm trên quốc lộ của Yangon-Bago. Ngôi chùa Kyaikpun có bốn tượng Phật vĩ đại cao 30 mét bằng gạch. Bốn tượng Phật này dựa lưng vào một cột vuông tại trung tâm. Những tượng Phật này được xây bởi vua Dhamma Zedi vào năm 1476 sau Tây lịch và biểu tượng cho bốn Đức Phật đã giác ngộ trong toàn cầu. Vào năm 1930, một tượng trong bốn tượng bị sụp đổ bởi cơn động đất, chỉ để lại hi`nh dáng bằng gạch mặc dù đã được sửa chữa lại hoàn toàn.

22. Kinh cầu nguyện bằng Phạn Ngữ

23. Lời tuyên bố kết thúc "Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật"

24. Tiếp tục truyền thanh chương trì thọ trì hạnh đầu đà

Bài Đọc ngày thứ 7 của MC

Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
Namo Buddhaya
Con .Tu Nu Dieu Tinh.đọc (...điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 21 tháng 05. năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị chúng ta sẽ tiếp tục trong Tuần Lễ Cảm Niệm Ân Đức Phật
Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:

(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************

MC: Tu Nu Dieu Tinh.đọc (...điền khuyết)

Chương trình hôm nay với chủ đề : Vài Nét Về Nghệ Thuật Điêu Khắc, Hội Hoạ, Thi Ca Về Đức Phật do Hạt Cát chủ biên

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

6. Đọc phần 1

Phần 1: Thi Ca

Ðức Phật Qua Thi Ca

Mùa lễ hội Tam Hợp đang rộn ràng đó đây trên khắp năm châu bốn bể. Từ hơn hai ngàn năm trăm năm nay, mỗi năm một lần, nhân thiên trong cõi ta bà cùng nhau hân hoan cảm niệm ân đức thâm trọng của Ðức Từ Phụ Thích Ca.

Ðức Phật của chúng ta, những gì Ngài mang đến cho nhân loại không cần phải nói nhiều thì ai cũng đã biết, đã nghe, ít nhất là trong suốt tuần lễ vừa qua tại diễn đàn Phật học Diệu Pháp. Ngài là bậc Chánh Ðẳng Giác, là đấng Như Lai có một không hai trong kiếp trái đất này. Ðể cảm niệm ân đức của Ngài, những người con Phật khắp nơi không phân biệt màu da chủng tộc, nơi nào có ánh sáng Phật Pháp nơi đó có diễn ra lễ hội kính mừng. Bên cạnh những lễ nghi theo truyền thống của từng tông phái, một vài lãnh vực sinh hoạt khác làm nổi bật tính chất văn học Phật giáo cũng rộn ràng không kém, những tập san kỷ niệm, những khúc nhạc, bài thơ được sáng tác kính dâng lên Ðức Bổn Sư. Ðã có hằng trăm, hằng nghìn bài thơ ca tụng, cảm niệm ân đức Phật, những thi phẩm chung quanh cuộc đời Ngài. Thời giờ ít ỏi, ta hãy đi đôi bước vào các cõi thơ với dăm ba bài tiêu biểu của vài tác giả quen thuộc.

Chúng ta hãy nghe Quách Tấn nhẹ nhàng, thong thả và thanh thóat với hương hoa Ưu Ðàm mấy ngàn năm mới nở qua bài Thoáng Hiện.

Nghìn trước không còn nữa,

Nghìn sau rồi cũng không.

Phảng phất bờ trăng rạng,

Hương Ưu đàm trổ bông.

Lắng nghe và mường tượng hình ảnh cảm động trong giây phút thiêng liêng đêm thành đạo với mấy câu trong bài Vằng Vặc Trăng Sao.

Sao mai vừa mới mọc,

Vằng vặc bóng trăng ngần.

Thế gian bừng chấn động,

Ánh Ðạo Vàng thênh thang .

7a. Đọc tiếp

Nghe thêm Phạm Thiên Thư chấm phá vài nét trang ngiêm không gian pháp hội qua mấy câu trong Kinh Ngọc, một tác phẩm thi hóa Kinh Kim Cang.

Trên trụ đá mây đỏ
Trải chiếu cõi lưu ly

Phật kết kim cương tọa
Chim tụng pháp diệu kỳ

Hai ngàn năm trăm vị
Tỳ-kheo rực pháp-y
Dưới thềm đá mây nổi
Dưới thềm hoa uy nghi

Một cõi thơ khác mang tính chất ý nghĩa giáo pháp nhiệm mầu cũng nằm trong thi phẩm Kinh Ngọc

Như-Lai là diệu nghĩa
Như như vạn pháp thường
Xưa nay không một pháp
Như bóng chớp hoa sương

Không một pháp bồ tát
Không ta cũng không người
Không trang nghiêm cõi phật
Mật nguyện hoa vàng tươi !

Và bước nhẹ vào cõi thơ Trụ Vũ để thâm niệm ân đức hương vị pháp bảo trong bài Chỉ Một Lần

Hương thơm người Giác Ngộ,
Chỉ một lần gặp gỡ,
Đủ thơm mãi đời ta.
Nụ cười người Giác Ngộ,
Chỉ một lần hoa nở,
Đủ đẹp mãi lòng ta.
Bàn tay người Giác Ngộ,
Chỉ một lần ngón trỏ,
Đủ tỏ mãi đường ta.

Và thêm một lần nữa hãy nghe Toại Khanh, thế hiệu một nhà sư tự nhận mình là cuồng tăng, là du sĩ với những dòng thơ hào phóng nhưng cũng không kém bi thương, trăn trở với hành trình vượt qua miền hệ lụy thế gian đã cảm nhận ân đức Phật trong bài Thương Phật như thế nào.

Một chiều vắng, ngồi ôm chân Phật tượng,
Thương quá chừng, ôi ! bóng dáng Từ Tôn.
Con bé nhỏ bên tình Ngài vô lượng,
Lá me nằm giữa cõi nắng hòang hôn.

Và thêm thấm thía với lòng cảm kích vô ngần của sư trong bài Vác Tượng.

Ô hay, Phật vẫn mỉm cười
Thì ra Ngài vẫn bên đời với con !
Dẩu mai biển cạn, non mòn
Nét môi vi tiếu xin còn thiên thu…

Hạt Cát biên soạn

7b. Nhạc

Dâng Hương - trích từ Album Dâng Hương - Lời từ Nghi Thức Tụng Niệm của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam- Nhạc Võ Tá Hân

8. Đọc tiếp

Thi Kinh Hội Hoa Ðàm

Chúng ta đã vân du qua vài ba cõi thơ ngăn ngắn nhưng đầy ắp hình ảnh, ân đức vô lượng của đấng Từ Tôn, giờ đây, xin mời đại chúng cùng nhau nghe thêm dăm ba đoạn trong vài thi phẩm trường thiên cũng chan hòa ánh sáng đạo mầu chung quanh cuộc đời Ðức Phật. Trước hết không thể nào không nhắc đến thi phẩm Hội Hoa Ðàm, tác phẩm thi hóa Kinh Hiền Ngu tức Truyện Bổn Sanh Ðức Phật với 12, 000 câu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư với đôi lời giới thiệu của chư Tôn Túc đã được tóm tắt.

Xin lắng nghe cảm xúc tràn dâng qua ngôn ngữ nuột nà óng chuốt như tia nắng bình minh ấm áp long lanh trên sương biếc đầu cành, một cõi thơ thanh thoát nhẹ nhàng trong bài Cơ Duyên, nguyên do sự ra đời của thi kinh Hội Hoa Ðàm.

Khơi trầm thơm tụng Kinh Hiền,

Núi đông thoát hiện một viền gương nga.

Vườn nhài đơm trắng ngàn hoa,

Tầm hương chim cũng la đà bay sang.

Nến rơi lã chã giọt vàng,

Trang kinh lấp lánh đôi hàng sao in

Gió lay tờ nguyệt im lìm,

Mỗi dòng chữ mở cánh chim hiền từ,

Theo vào mộng thực cõi hư

Phiến trăng mở cánh chân như tuyệt vời:

Là đây cõi Phật cung trời,

Là đây non núi vọng lời tuyết sương.

Hồn như khói thoảng, mây vương,

Nổi nênh giữa chốn chân thường tịch không

Mở ra mười cõi mênh mông,

Khép vào lại thắm một bông sương vàng.

Tỉnh thôi khói cuộn mê đàng,

Ngoài hiên còn lại đôi hàng hoa lay,

Soi trăng chênh chếch mái Tây,

Ðem kinh diệu nghĩa diễn bầy thành thơ.

Ai hay tâm thể nghìn xưa

Vẫn như vầng nguyệt trên bờ nước mau,

Qua sông thì mượn đò, cầu,

Chuyển mê, khải ngộ: tâm mầu hiện soi.

Mười phương Bồ Tát thuận đời,

Chuyển khai Pháp Nhãn không ngoài một tâm.

Nương vô thường, chuyển vô thường,

Mở tung giả ngã mười phương đại đồng.

Kết thơ nên chiếc bè hồng,

Ðẩy sào tín nguyện vượt dòng vọng mê.

Tử sinh chẳng khác Bồ Ðề,

Pháp không tự tánh đi về ngại chi,

Kìa bông sen trắng lưu ly,

Dâng hương thanh tịnh xá gì bùn hôi.

-----------------------

Nói đến thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời Ðức Phật thì không thể không nhắc đến một thi phẩm trường thiên khác, một tác giả Âu Châu, người đã sống thời gian dài tại Ấn Ðộ, có duyên lành hít thở không khí thiêng liêng xứ Phật và nhận chân được chân lý đạo mầu, đem tâm huyết chuyển thể bản lịch sử Ðức Phật từ văn xuôi thành văn vần, tác phẩm này nổi tiếng trời Âu vào cuối thế kỷ 19, nhờ nó mà không ít người đã tìm đến với Phật Pháp. Ðó là Thi phẩm Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia) của Ngài Edwin Arnold (1832-1904). Bài trích đọc dưới đây do Trần Phương Lan viết và dịch.

9. Đọc tiếp

Thi phẩm Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia)

Vào cuối thế kỷ thứ 19, sự xuất hiện của thi phẩm Ánh Sáng Á Châu hay sự Xuất Thế Vĩ Ðại (The Light of Asia or The Great Renunciation) của Sir Edwin Arnold (1832-1904), là một hiện tượng văn học Anh đặc biệt mang đậm dấu ấn Phật giáo đã gây sự chú ý của giới trí thức đương thời. Thi sĩ này vốn là một nhà quý tộc xuất thân từ trường Ðại học King’s College thuộc Viện Ðại Học Cambridge và sau đó học ở Viện Ðại Học Oxford Luân Ðôn, là những lò đào tạo trí thức cho giới thượng lưu của cả Âu Châu ngay từ thế kỷ XII. Nhân chuyến công du sang Ấn Ðộ để làm hiệu trưởng trường Ðại học Poona College ở Bombay (1856 - 1861), vị ấy đã đến với đạo Phật và được cảm hoá vào đạo. Kết quả của thời kỳ Ðông du ấy đã đạt đỉnh cao nhất với thi phẩm The Light of Asia và nhiều dịch phẩm từ nguyên tác Sanskrit.

Ðặc biệt thi phẩm The Light of Asia được xây dựng quanh chủ đề cuộc đời Ðức Phật từ khi Ngài từ cung trời Tusita (Ðâu-suất-đà) nhập mẫu thai Hoàng hậu Màyà, rồi sinh ra làm thái tử sống đời vương giả ở hoàng cung cho đến ngày Ngài làm đại sự xuất thế tầm cầu chân hạnh phúc để cứu độ nhân loại. Sáu năm khổ hạnh và trận chiến đấu cuối cùng đầy khốc liệt của đạo sĩ Gotama trước sự tấn công như vũ bão của ma vương và ma quân quanh cội Bồ đề đã diễn ra vô cùng sinh động dưới ngòi bút tài hoa đầy sáng tạo của thi sĩ cho đến khi Ngài chứng đắc tam minh và liễu ngộ lý duyên khởi của vạn pháp. Ngài trở thành bậc chiến thắng trên chiến trường lúc bình minh vừa xuất hiện ở phương Ðông, ánh sao mai mờ dần nhường chỗ cho ánh mặt trời ló dạng trước niềm hân hoan của chư Thiên và loài người trên thế giới.

Mặc dù là một người Tây phương sống cách xa thời đức Phật gần hai ngàn năm trăm năm, tác giả tự nhận mình đã thay lời một Phật tử Ấn Ðộ diễn tả lòng ngưỡng mộ thành tín sâu xa của mình đối với cuộc đời kỳ diệu của đức Phật và sự nghiệp thuyết pháp độ sanh của ngài qua thi phẩm trữ tình này, làm cho nó có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với các tầng lớp trí thức Tây phương và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ Tây phương, nên đã góp công rất lớn vào sứ mạng truyền bá đạo Phật ở Âu Châu và đặc biệt ở Anh từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay.

Thi phẩm chấm dứt với lời phát nguyện quy y Tam Bảo của chính tác giả như bất kỳ một đệ tử thuần thành nào trước Ðức Thế Tôn đã đem lại ánh sáng của trí tuệ và từ bi để cứu khổ muôn loài chúng sanh trên thế gian.

Sau đây là trích đoạn sự kiện đức Phật đản sanh trong phần mở đầu thi phẩm này.

Chương một

Kinh của Ngài, Phật Thế Tôn cứu độ

Sĩ-đạt-ta là Thái tử giáng trần,

Trong đất, trời, địa ngục chẳng ai bằng

Bậc Tối thắng, Ðại từ bi, Trí tuệ

Ðược tất cả muôn loài đồng kính lễ

Bậc Ðạo Sư dạy Giáo pháp Niết bàn.

Như vầy Ngài tái thế cứu nhân gian:

Dưới cõi tối cao, Tứ Thiên Vương ngự

Trị thế gian, và dưới đó là miền

Cao nhưng gần, nơi các vị thánh hiền

Sẽ sống lại ba mươi ngàn năm tới

Chầu Ðức Phật, trên trời cao chờ đợi

Vì nhân gian, hiện năm tướng giáng sanh,

Nên Chư Thiên hiểu biết các điềm lành

Ðồng bảo:” Phật tái sanh giúp thế giới”.

“- Phải, ta đi giúp trần gian, Ngài nói,

Ðời cuối cùng qua bao kiếp tử sanh

Ðến với ta và kẻ học pháp lành

Ta sẽ xuống giữa Thích-ca bộ tộc

Dưới sườn núi miền nam Hy-mã-lạp

Có thần dân mộ đạo với minh quân”.

Tài liệu trích từ :ÐỨC PHẬT ÐẢN SANH qua thi phẩm ÁNH SÁNG Á CHÂU của Sir Edwin Arnold, do Trần Phương Lan dịch

10. Kinh Phật Lực Cảm Thắng bằng Phạn ngữ - chư Tăng Anh Quốc Tụng

11. Đọc phần 2

Phần 2: Hội Hoạ

Các công trình hội họa Phật Giáo với hình ảnh của chư thiên hoặc các sự kiện lớn trong cuộc đời Ðức Phật Thích Ca hưng thịnh nhất dưới thời đại vương triều Pala vào thế kỷ thứ 8-12 sau Tây lịch tại Bihar và Bengal (hiện nay là Ðông Ấn và Pakistant). Những biểu tượng thần linh xuất hiện trong các công trình này được căn cứ vào những mô tả trong kinh điển Ấn Ðộ.

Tuy nhiên thời kỳ được xem như là sơ khai của hội họa Phật Giáo Ấn Ðộ có lẽ bắt nguồn từ nghệ thuật điêu khắc nổi bật vào thời vua A Dục, song song với việc kiến tạo đền đài người ta còn tạc tượng và chạm trổ trên các công trình kiến trúc, ngòai chạm trổ, người ta còn vẽ những bức tranh thẳng vào tường gọi là bích họa. Trong mỹ thuật Phật giáo, bích họa trong hang động Mạc Cao ở Ðôn Hoàng, Trung Quốc vào thế kỷ thứ ba thứ tư sau Tây Lịch là những công trình đã được xem là di sản văn hóa thế giới. Những bức bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ các loại Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, những bức vẽ liên hoàn theo cốt truyện trong kinh Phật, những bức họa về sử tích Phật giáo, kết hợp với những truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc.

Song song với mỹ thuật Ðôn Hoàng, không thể không nhắc đến bích họa ở các hang động Ajanta and Ellora trong bang Maharashtra, Ân Ðộ. Các công trình nghệ thuật này được xem là nổi bậc nhất trong thời kỳ Trung Cổ Ấn Ðộ, được sáng tạo trong khoảng thời gian từ năm 200 trước Tây lịch đến năm 650 sau Tây lịch. Các hang động này được đục chạm trong vách núi làm nơi chư Tăng ẩn náu tu tập. Với dụng cụ thô sơ như búa và đục, các nhà sư đã chạm trổ vào vách hang động những hình ảnh đầy ấn tượng miêu tả những sự kiện lớn trong cuộc đời Ðức Phật và những sự tích trong truyện tiền thân.

Trong quyển Ðường về xứ Phật (HT Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi, Pasadika – 1964) có nhắc tới những bích họa này: Không kể đến nghệ thuật kiến trúc rất đặc biệt của các động này, các bức họa trên tường của Ajantà nổi tiếng khắp hoàn cầu; và các họa sĩ trứ danh đều đồng ý công nhận rằng những bức họa đó được liệt vào hạng những bức họa đẹp nhất trên thế giới. Ông James Fergusson, một văn sĩ trứ danh, đến thăm Ajantà và viết sách báo giới thiệu chỗ này cho thế giới được biết. Nhờ vậy, thiên hạ đã bắt đầu đến thăm để xem những bức họa tên tường, và không lâu Ajantà trở thành một Thánh địa cho những người ham chuộng mỹ thuật chiêm bái. Sau khi ông Fergusson đến thăm, ông Gill được hội East India Company cử đến chép lại những bức họa ấy. Ông này vẽ lại đến 20 năm mới xong và cuối cùng triển lãm những bức họa ấy tại lâu đài Crystal Palace ở Luân Ðôn. Không may bức họa ấy bị cháy vì hỏa tai, chỉ trừ có 5 bức. Ðến năm 1875 ông Griffith, giám đốc trường mỹ thuật của Chính phủ ở Bombay, cũng vẽ lại các bức họa ấy, và điều rất lạ, những bức họa ấy cũng lại bị thiêu cháy trừ có 56 bức thoát khỏi. Những bức này hiện được trình bày tại Viện bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Ðôn. Bà Herringham, một nữ họa sĩ cũng đến tại Ajantà nhiều lần và xuất bản một tập sách rất đẹp có nhiều bức họa lại các bức quan trọng nhất ở Ajantà và nhờ vậy danh tiếng của Ajantà lại càng được hoàn cầu cảm mộ. Chính phủ Hyderabad có xuất bản một tập đủ các bức họa và có dẫn giải các bức họa ấy”.

12. Đọc tiếp

Ðộng số 1 là tinh xá đẹp nhất ở Ajantà. Tường có vẽ nhiều bức họa và nhiều bức được xem là đẹp nhất. Kiểu kiến trúc rất giản dị, phía trong là một khám thờ lớn, có thờ một tượng Phật bằng đá lớn hơn người thường, hai bên là những hang nhỏ khá rộng của chư Tăng, mỗi hang một vị, giường và gối của chư Tăng được đục trong đá. Ở giữa là phòng nhóm khá rộng, trên trần và xung quanh tường đầy những bức họa. Tại hang này, tầng trên có những bức họa sau đây: "Cám dỗ đức Phật", "Thần thông ở thành Xá-vệ", "Tiền thân Sibi" và một bức họa gọi là "Ðại sứ nước Ba Tư đến thăm". Nhưng bức họa đẹp nhất là bức một vị Bồ-tát đứng gần nơi điện Phật, và trong tay cầm một hoa sen. Giáo sư Cecconi, vị họa sĩ có tiếng người Ý nói rằng bức họa này đã biểu thị một giá trị nghệ thuật tả chân kỳ diệu; bức họa này nhìn tổng quát, nhắc lại bức họa của họa sĩ Micheal Angello tại nhà thờ Sixtine, màu sắc sáng sủa của da thịt, rất giống với tự nhiên cùng với sự long lanh của bóng tối rất giống với những bức họa của Correggio. Cách vẽ nét mặt kỳ diệu một cách đặc biệt. Sự phóng khoáng của kỹ thuật, cách phát biểu diễn đạt hình dáng của bàn tay hoàn bị đến cực điểm, có thể sánh tác giả bức họa này với hai họa sĩ đại tài vào thời kỳ phục hưng Ý Ðại Lợi.... Léonard de Vinci và Raphael. Bàn tay cầm hoa sen dịu dàng và trang nhã được miêu tả với một tài nghệ khá cao siêu.

Hang số 17 cũng được liệt vào những hang đặc biệt nhất ở Ajantà. Mái hiên, cửa chính và những cột trụ phía ngoài đều to lớn vĩ đại. Trên cửa và phía trong có nhiều tượng khắc vào đá, đặc biệt là tượng đức Phật nhập Niết bàn và lúc Ngài bị Ma vương cám dỗ. Giáo sư Cecconi phê bình cửa vào động này đã nói như sau: "Thật là một công trình có giá trị nghệ thuật tuyệt luân. Những trang trí trên phía cửa thật tuyệt diệu, cũng như 8 bức họa khác, trang trí cho cửa đi này". Tại đây có nhiều bức họa được liệt vào hàng tuyệt tác. Phía trái mái hiên có vẽ Samsaracakra. Gần bức này là bức một vị Thái tử đang cùng ngồi với vợ, trong khi ấy, một Công chúa khác đang đứng trong một điệu bộ trang nhã với một chiếc dù che trên đầu. Xuyên qua cửa sổ, chúng ta thấy 2 phụ nữ khác đang ngồi suy nghĩ, trầm ngâm. Không hiểu bức họa diễn tả luận đề gì? Nếu là cảnh một gia đình sum vầy đoàn tụ thì hình như không hợp với đời sống tu hành cho lắm. Trên bức này có ảnh các tiên nữ đang lả lướt. Mỗi tiên nữ cầm một nhạc khí. Do đó, có thể xem là những nữ nhạc thần Càndharvas ở Thiên cung. Nhìn những bức họa ấy, ông Burgess nói: "Cả về nét thuần túy đại cương lẫn về bố cục, đây quả là bức tranh trang nhã nhất trong những họa phẩm ở Ajantà. Bức họa này đưa chúng ta đến gần nghệ thuật hội họa Ý Ðại Lợi vào những thế kỷ thứ 13 và 14. Cách diễn đạt nhẹ nhàng khó mà có bức nào có thể thắng nổi". Hang này cũng có một bức họa nổi tiếng trên hoàn cầu, đó là bức: "Mẹ và con", chắc hẳn là Yasodhara và Rahula. Chính là bức diễn tả người mẹ chí đức Phật và bảo con mình đến đòi cho được phần thừa tự. Thật không có bức họa nào có thể sánh về nét trang nhã và dịu dàng của bức này. Ông E.B. Havell, một nhà phê bình về hội họa nổi tiếng đã nói: "Về cách diễn đạt tâm tình một cách trang nhã, có thể sánh với bức họa kỳ diệu về các Thánh nữ của Giovanni Ballini". Giáo sư Lorenzo Cecconi đã nói: "Hai hình nhân này, cách miêu tả đầu và sắc mặt của chúng thật là trang nhã kỳ diệu. Lối diễn tả đầu của chúng hướng về đức Phật khiến nhắc nhở lại nghệ thuật tạo hình mà chúng ta được gặp trong các trường phái Umbria và Tascany của những họa sĩ đặc biệt của chúng ta, những vị Quatrocentists", Ông Laurenve Binyon nói: "Bức ấy là một trong những vật không đời nào bị quên được.... Không một bức họa nào ở thế giới lại để một cảm giác sâu đậm về nét cao siêu trang nhã như bức này". Tại đây cũng có một bức diễn tả một vị Hoàng hậu đang trang điểm với một cái gương cầm ở tay và có một nữ tỳ cầm một chiếc khay hầu đứng kế bên. Nghệ thuật của bức họa này không phải ở nơi hình dáng bà Hoàng hậu mà chính hoàn toàn ở nơi cái gương bà ta cầm ở tay. Trong động thì tối, ánh sáng ở cửa chiếu vào chỉ lờ mờ, nhưng cái gương cầm ở nơi tay bà như thu tất cả ánh sáng ngoài cửa chiếu vào và phản chiếu toàn thân của bà Hoàng hậu. Tại hang này còn có những bức sau này: "Ðức Phật thuyết phục con voi say Chaddanta, Mahakapi, Sutasoma, Miga, Matribosaka, Sarabha, Sama, Matsya và Vessantara". Bức vị Bà-la-môn Jùjaka xin cho được hai người con của Thái tử Vessantara diễn tả rõ rệt sự tham vọng và ác độc của loài người.

13. Đọc tiếp

Phần lớn các nhà phê bình những bức họa của Ajantà đều cho rằng các họa sĩ này có biệt tài về đường nét trong khi diễn đạt các nhân vật. Ðại úy Gladstone Solomons nói: "Nếu Âu châu phát minh được sự bí mất của màu sắc thì chắc chắn Á Ðông đã khám phá ra được đường nét". Sự thật bức họa nào cũng tuyệt tác về cách diễn đạt tâm tình các nhân vật bằng những đường nét thích đáng và linh động. Và mãi cho đến ngày nay, chưa có một họa sĩ Ấn Ðộ nào có thể sánh được với các hoạ sĩ thời xưa, trong cách diễn đạt những cử chỉ, nét mặt, tâm tình, điệu bộ của các nhân vật. Dầu trong số các bức họa này không có một bức nào là không bị hư hại, nhưng chúng ta cũng phải ngạc nhiên khi thấy chúng có thể tồn tại được như thế này, trải qua gần 10 thế kỷ bị bỏ quên. Hơn 12 thế kỷ chịu đựng đủ chứng tỏ kỹ thuật tuyệt luân của những họa sĩ trong khi pha màu và phối cảnh.

Ðiều làm chúng tôi suy nghĩ nhiều, là không được biết ai là tác giả những bức họa về nghệ phẩm kiến trúc của các hang có danh tiếng khắp hoàn cầu, nhất là những họa phẩm có một không hai trên thế giới. Chúng tôi hỏi các vị sư ở đây thì các vị trả lời đó chính là các vị sư tu hành ở tại chỗ đã vẽ và tạc ra những bức ấy, vì ngày xưa các vị cũng họa cả hội họa và điêu khắc. Nhưng điểm khó hiểu là những bức tạc hoặc vẽ những cảnh thế gian, cảnh gia đình đoàn tụ, cảnh các thiếu nữ kiều diễm, thì làm sao các vị sư lại có thể và được phép diễn tả. Khi chúng tôi hỏi đến các người khác, thì họ nói đó là do các họa sĩ xưa của nước Ấn Ðộ, mà vua mời vào để vẽ tranh và tạc tượng cúng dường cho các vị Tăng tu hành. Nhưng có điểm khó hiểu khác là vì sao những họa sĩ và điêu khắc gia, tác giả của những nghệ phẩm có giá trị tuyệt luân này lại không thể lưu lại những tác phẩm khác ngoài phạm vi hang này và ngoại phạm vi những sự tích Phật giáo?

Dầu thế nào, chúng ta cũng phải công nhận rằng các bức họa và các tượng sở dĩ đạt được đến những nét cao siêu và tuyệt mỹ cũng là nhờ các họa sĩ và điêu khắc đã được thấm nhuần Phật pháp rất nhiều. Ðiểm quý nhất của hang này, là không khí thanh tịnh bao trùm cả cảnh núi đồi, rất thuận tiện cho cảnh thiền quán. (HT Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi, Pasadika – 1964)

14. Chư Tăng thảo luận

15. Chuyện kể

Một lần, đức Phật viếng thăm dân Kàlàmas ở Kesaputta một thành phố nhỏ trong vương quốc Kosala. Khi nghe đức Phật đến, những người Kàlàmas đến thăm và bạch Ngài:

"Bạch đức Thế Tôn, có nhiều ẩn sĩ và Bà la môn đến viếng Kesaputta. Họ giảng giải và làm sáng tỏ những lý thuyết của mình, nhưng khinh miệt, lên án, bài xích lý thuyết của những người khác. Rồi có những ẩn sĩ và Bà la môn khác cũng chỉ giảng giải và làm sáng tỏ những lý thuyết của riêng họ, khinh miệt, lên án và phỉ báng những lý thuyết của những người khác. Nhưng bạch Thế Tôn, về phần chúng con, chúng con luôn luôn hoài nghi và hoang mang, không biết ai trong số những ẩn sĩ và Bà la môn khả kính ấy đã nói sự thật, ai nói quấy."

Khi ấy đức Phật đã ban cho họ lời khuyên độc đáo như sau:

"Hỏi dân Kàlamas, các ngươi hoài nghi, hoang mang là phải, vì vấn đề ấy rất khả nghi. Hỏi dân Kàlamas, đừng để bị lôi cuốn bởi những lời thuật lại, hay bởi truyền thuyết, hay bởi những lời đồn. Ðừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suy diễn, hay bởi những bề ngoài đáng tin, hoặc bởi lạc thú tư duy về các quan điểm, hay bởi những gì có vẻ hữu lý, hay bởi ý nghĩ: "Ðây là thầy ta." Nhưng hỏi Kàlamas, khi nào các ngươi tự mình biết một việc gì là bất thiện, sai, xấu, thì hãy dứt bỏ... và khi các ngươi tự mình biết một điều gì là thiện, tốt, thì hãy chấp nhận, đi theo."

ÐỨC PHẬT ÐÃ DẠY NHỮNG GÌ - WALPOLA RAHULA - Thích Nữ Trí Hải dịch


16. Đọc phần 3

Phần 3: Điêu Khắc

Ðiêu khắc Phật Giáo Ấn Ðộ - Sarnath and Sanchi, Gandhara and Mathura

Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo nổi tiếng nhất vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, kể từ khi Vua A Dục, vương triều Mauryan ( Tàu dịch là Khổng Tước) bắt đầu quay về với Phật Giáo. Ðó là thời đại hoàng kim của nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo Ấn Ðộ với 85,000 tháp và đài kỷ niệm dạng vòm cung được xây dựng để ghi khắc giáo huấn của Ðức Phật cũng như sắc dụ của vua A Dục. Các bi ký này được tìm thấy ở những khu vực như Gujarat, Bihar, Madhya Pradesh, Tamil Nadu. Trụ đá nổi tiếng do vua A Dục dựng nên ở Sarnath ( vườn Lộc Uyển) tại Madhya Pradesh tạc bằng đá là một tiêu biểu cho nghệ thuật dưới vương triều Khổng Tước. Hình tượng đầu sư tử trên trụ đá hiện nay là quốc huy chính thức của nước Ấn Ðộ và bánh xe pháp thiêng liêng hoặc còn gọi là pháp luân xa là biểu tượng của bài pháp đầu tiên được Ðức Phật giảng dạy tại vườn Lộc Uyển. Trong các trường phái điêu khắc thời bấy giờ, có 4 trường phái tiêu biểu dưới đây được xem là nổi bậc nhất: Sarnath and Sanchi, Gandhara and Mathura. Trong khi Sanchi và Sarnath nổi tiếng với đền tháp thì Gandhara và Mathura lại thiên trọng về hình tượng.

Sanchi

Sanchi là một địa điểm nằm về phía Bắc cách thành phố Bhopal 68 Km , thuộc tiểu bang Madhya Pradesh. Sanchi là một trong những địa danh nổi tiếng quan trọng của lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Địa danh này không có chút liên quan đến cuộc đời Đức Phật, nhưng Sanchi là một trung tâm văn hóa Phật giáo rất nổi tiếng và phồn thịnh thời Phật giáo cực thịnh. Theo sử liệu và văn chương truyền thuyết Phật gíao, Sanchi là nơi hội tụ các tinh hoa nghệ thuật của Ấn Độ, và có thể nói, Sanchi có những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ nhất của nước Ấn.

Ðền kỷ niệm Phật giáo công phu và nổi tiếng nhất trong 50 đền tháp khác nằm chen chút trên ngọn đồi Sanchi là Great Stupa, còn gọi là Ðệ Nhất Tháp hay Ðại Tháp có lẽ là tinh tế nhất trong khuynh hướng nghệ thuật vào thời đại vương triều Khổng Tước. Ðại Tháp cao 54 feet, có những cột trụ cao bằng đá rắn chắc chạy dài bao quanh ngôi tháp, bốn cổng đá, 1 cổng lớn và 3 cổng nhỏ Ðông Tây Nam Bắc chạm trổ công phu những hình ảnh miêu tả cuộc đời Ðức Phật, từ một vị hoàng tử cho đến lúc thành đạo, từ các thời giảng pháp cho đến đệ tử chung quanh Ngài. Chính vua A Dục đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng công trình này. Hai cột trụ đứng chạm kinh văn nguyên bản tiếng Phạn xưa. Đầu cột tạc 2 con voi đỡ 3 xà ngang, có chỗ chạm trổ hình voi, sư tử, kinh văn, v.v. tượng trưng những sinh hoạt văn học triết lý của các thời kỳ chánh pháp, tượng pháp Phật giáo Ấn Độ. Ba cổng nhỏ kia cũng xây cất và chạm trỗ giống như cổng lớn với các hình tượng voi, sư tử, nam nữ, ngựa, v.v. Những thuyết thần thọai hóa cuộc đời Đức Phật miêu tả trong kinh Bổn Sanh Bổn Sự được các nghệ nhân Ấn đúc kết chạm trỗ điêu khắc trên các cổng thành và tường tháp.

Những tác phẩm nghệ thuật này đều phản ảnh lòng nhiệt thành mộ đạo của thần dân địa phương vùng Sanchi. Họ đã tổn phí rất nhiều và phải mất nhiều năm mới hòan thành các tác phẩm kiến trúc tuyệt mỹ này. Từng đường khắc, từng nét chạm, từng nét vẽ đều mang trong nó tâm hồn yêu nghệ thuật, lòng sùng kính, dâng hiến và biết ơn của người nghệ sĩ. Các nghệ nhân này làm công việc đó không phải vì lợi danh, địa vị, cho nên tâm tư họ thỏai mái, an lạc hướng trọn tâm hồn cho nghệ thuật. Vì thế, các tác phẩm đều tóat lên một sức sống mãnh liệt khiến người xem cảm thấy rung động sâu xa như đang sống trong ánh sáng Đạo Vàng Giải Thóat.

17. Đọc tiếp

Sarnath

Sarnath là nơi xuất phát tôn giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Vì thế, Sarnath đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại trên 1500 năm. Nơi đây, vua A Dục cũng đã sai người xây dựng một cột trụ đánh dấu khu vực ẩn cư trong nhiều tòa nhà lớn nhỏ khác nhau của hơn 1500 vị tăng sĩ Phật giáo đến Sarnath. Theo bia ký và những chứng cứ khảo cổ, người ta biết rằng ngôi đền có tượng Đức Phật Chuyển Pháp Luân đã được trùng tu lại theo lệnh của hòang hậu Kumaradevi vào phân nửa đầu thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên nhưng Sarnath lại được trùng tu do công sức của các tín đồ Tăng Ni Phật giáo khắp nơi. Tất cả những bức tượng điêu khắc vào thời đại này đều khắc theo tám biến cố lịch sử của cuộc đời Đức Phật như Đức Phật giáng sanh, thành đạo, chuyển Pháp luân, nhập Niết bàn, thi triển thần thông, v.v. Đáng kể nữa là một bức tàn lọng bằng đá khắc trọn vẹn bài pháp Tứ Đế bằng tiếng cổ Pàli.(TN Minh Tâm)

Gandhara

Gandhara là tên cổ của một khu vực nằm về phía đông A Phú Hãn và tây bắc Pakistan, trung tâm của Swat River và Kabul River, hai con sông phụ lưu của Ấn Hà. Thành phố chính của Gandhara là Peshawar và Taxila. Các tác phẩm điêu khắc tại Gandhara ngày nay vẫn được nhắc nhở tới như là một nền điêu khắc tiêu biểu của Phật Giáo Ấn Ðộ. Nét điêu khắc Gandhara chịu ảnh hưởng nhiều khuynh hướng văn hóa. Gandhara là một trung tâm Phật Giáo và là một trong những khu vực đầu tiên mà ảnh hưởng của Ðức Phật được thể hiện qua hình thức một con người hơn là một biểu tượng. Mặc dù khuynh hướng chạm trổ trên tượng Phật Gandhara tương tự với La Mã ở các đường nét thánh thiện của thiên thần, hài nhi nhưng đồng thời tượng Phật còn được tô điểm với hào quang trên đầu. Ða số tác phẩm điêu khắc Gandhara mô tả những sự kiện trong cuộc đời Ðức Phật. Những nét chạm trổ này phù hợp với nghệ thuật kiến trúc đền đài tự viện Phật Giáo.

18. Đọc tiếp

Mathura

Thành phố Mathura thuộc bang Uttar Pradesh, trung tâm điểm của Brajbhoomi, nằm cách Delhi 145 cây số về phía tây nam. Người ta tin tưởng rằng pho tượng Phật đầu tiên được điêu khắc tại Mathura. Các pho tượng Ðức Phật được tạc khắc tại đây được biểu hiện trong nhiều khuynh hướng. Tượng Phật Kushana hoặc tượng Bồ tát ở Mathura được xem như là kiểu mẫu điêu khắc mỹ thuật nhất trong thời đại Gupta. Một số công trình điêu khắc Mathura được tìm thấy cả ở Sarnath và Bihar. Cả hai nền điêu khắc Gandhara và Mathura phát triển với kiểu mẫu đặc thù riêng biệt.

Phật tượng Gandhara có đường nét nghệ thuật La-Hy bởi ảnh hưởng từ giới thống trị và thương mại. Kiểu mẫu Phật tượng Gandhara thường được thể hiện trong y áo giống như trường bào của người La Mã và tóc dợn sóng, mũi thẳng. Ðôi mắt Phật tượng nhắm lại phân nửa và nụ vi tiếu phảng phất nét từ hòa siêu thoát.

Ngược lại, kiểu cách Mathura mạnh mẽ sinh động hơn. Ðôi mắt mở to và môi cười dịu dàng. Ðường nét trên thân mình với bờ vai rộng gọn dần xuống lưng thon được chú trọng hơn lớp là y áo bên ngoài. Biểu hiệu năng lực được thể hiện qua hình ảnh sư tử nâng đỡ tọa đài. Trong nghệ thuật điêu khắc Phật tượng tại Mathura, vai rộng và bụng tròn là biểu hiệu của sinh lực.

Hạt Cát lược dịch qua tham khảo từ các website

19. Chư Tăng thảo luận

20. Nhạc

Nhạc

Từ Bi Nguyện - trích từ Album Dâng Hương - Lời từ Nghi Thức Tụng Niệm của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam- Nhạc Võ Tá Hân

21. TT Trí Siêu đúc kết sinh hoạt trong ngày

22. TT Giác Đẳng thông báo chương trình ngày mai

Ngày mai, Chủ Nhật 22 - 5 - 2005: Thờ Phật, Lễ Phật, Cầu Nguyện Uy Đức Phật

************************************

Lời cảm tạ (TC:Hat Cat /.Gioi Huong điền khuyết )

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!

Con Hat Cat thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng. Nguyện công đức đã làm Kết duyên lành giải thoát Nguyện hồi hướng chư thiên Hàng thiện thần hộ pháp Nguyện các bậc hữu ân Ðồng thừa tư công đức Nguyện chánh pháp trường tồn Chúng sanh cầu giải thoát Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
***************************************
mở kinh tụng và nhạc, (anitya)


Phần đóng room: Hat Cat

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại ngày mai cũng vào giờ này. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật