<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Hai, tháng 7 17, 2006

Bài Đọc ngày thứ 2 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ................ (............ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 17 tháng 07 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là lớp Lịch Sử Phật Giáo chúng ta sẽ học bài NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT - PHONG TỤC TẾ LỄ (tt) do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm, chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức giảng giải đề tài thảo luận, các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---


Chương II: Origin Of Buddhism - Nguồn gốc Đạo Phật

Phong Tục Tế Lễ (Cult Of Sacrifice) (tt)

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

____________

II. Nội dung chính

II - 11: Người ta không được biết gì nhiều về các hệ phái khổ hạnh không thuộc Vệ Đà, nhưng có thể tìm được một ít thông tin về các hệ phái này trong các cuốn sách như Suyagada, cuốn sách thứ hai của kinh điển Kỳ Na giáo Shvetambara (Shvetambara Jaina Canon) viết bằng tiếng phổ thông (Prakrit), và trong các cuốn kinh Phật giáo rải rác như kinh Sa môn quả (Samannaphala-sutta) trong Trường Bộ kinh (Digha-nikaya) bằng tiếng Pāli. Các hệ phái này dĩ nhiên là tôn vinh giáo lý của các nhà tiên tri của họ và kết tội những giáo phái chống lại họ. Không thể có được một thông tin đáng tin cậy nào từ những nguồn tư liệu này.

MC2: ..................... / .....................

II - 12: Cũng nên xét qua tên gọi của một số giáo phái khổ hạnh và những gì được thể hiện qua các đặc điểm bề ngoài. Trong văn hệ Bà la môn thì có những cái tên như Parivrajaka (du sĩ, hay còn gọi là Maskarin), Tapasa và Mundaka. Du sĩ có nghĩa là “người nay đây mai đó”, không có chỗ ở lâu dài. Qua nghiên cứu các giới luật của họ, ta thấy có lẽ các tu sĩ khổ hạnh này không ở lâu một chỗ nào ngoại trừ trong mùa mưa; họ phải đi lang thang nơi này nơi khác, không có chỗ ở cố định. Một số trong tay họ chống một cây gậy tre gọi là maskara. Hai đặc điểm này có lẽ cũng thường được thấy ở các hệ phái khác, nhưng là điểm bắt buộc của nhóm tu sĩ khổ hạnh. Cái tên Tapasa (có nghĩa là “mộc mạc” - tapas) chẳng hạn, khiến nghĩ đến một giới luật dựa trên sự thanh đạm hay hành xác dưới nhiều hình thức như ăn chay, chỉ sống bằng nước lã và thức ăn tồi tàn, theo một thực chế đặc biệt, hoặc chỉ di chuyển hạn chế trong một vùng nào đó, nhất là ở mạn phía Nam hoặc phía Bắc những con sông thiêng liêng như sông Hằng. Lại có hệ phái mang tên của một đề mục trong kinh Upanishads, như Mundaka. Một đặc điểm của hệ phái này là các thành viên đều cạo trọc đầu. Việc cạo đầu chứ không để tóc dường như là điều thường thấy ở cả các hệ phái Vệ Đà và không phải Vệ Đà, như được nói đến trong Suttanipata. Có những hệ phái mang tên tương ứng với sự ăn mặc của họ: phái thì mặc áo trắng (shvetambara) phái thì mặc áo màu (geruya), còn có phái thì không mặc gì cả. Chất liệu vải dường như cũng là một đặc điểm phân biệt, như cái tên Keshakambalin dùng cho phái Ajita cho thấy. Tất nhiên là các thành viên của mỗi hệ phái làm theo cách làm của giáo chủ chí tôn của họ.

MC3: ..................... / .....................

II - 13: Phân tích các tư liệu giáo lý và triết lý của các hệ phái không thuộc Vệ Đà, người ta thấy con số những giáo chủ hay các nhà tư tưởng này cùng các trường phái của họ thật là to lớn. Kinh Kỳ Na kể đến 363 vị, nhưng theo các kinh thư Phật giáo thì con số này là 62 hoặc 63. Kỳ Na giáo xếp 363, trường phái của họ thành bốn nhóm lớn có tên là Kriyavada (thuyết nghiệp báo), Ajnanavada (Bất khả tri luận) và Vinayavada (Giới luật tì ni). Mahavira được kể là vị đứng đầu của Kriyavada. Giáo lý cơ bản của Kriyavada cho rằng cái khổ là kết quả của những việc con người làm chứ không phải do một cái gì khác gây ra, rằng con người có thể thoát khỏi vòng luân hồi bằng sự nhận biết chân lý tối thượng và bằng những việc làm tốt của mình. Giáo lý này công nhận sự hiện hữu của linh hồn hay tự ngã, thế giới này và thế giới sau khi chết, các yếu tố vĩnh cửu và không vĩnh cửu trong thành phần của thế giới vật chất, có sự sống và sự chết, có thiên đàng và địa ngục và cho rằng sự khổ là do những nguyên nhân mà ta có thể ngừa tránh được.Theo kinh sách Kỳ Na giáo thì Ajita Keshakambalin là vị đứng đầu của Akriyavada, được xem gần như tương ứng với trường phái Lokayatika hay Carvaka (duy vật cổ sơ). Theo trường phái này thì sát sinh không có tội, và tận hưởng khoái lạc của cuộc đời không có gì là sai trái. Người đứng đầu trường phái Ajnanavada có thể là Sanjaya, người mà Phật giáo gọi là Viksepavadin, hay một người không đứng hẳn về một quan điểm nào. Trong kinh sách Kỳ Na, không thấy nói đến một luận sư nào tin theo phái Vinayavada, có lẽ vì quá nhiều không thể kể tên hết. Các sử liệu Phật giáo phê phán Vinaya mà gọi họ là Silabbataparamasa (giới phòng hộ), một chủ thuyết tìm giải thoát qua các phát nguyện hành trì khổ hạnh trong tu viện. Phật giáo cũng chỉ ra những điều nguy hiểm của giáo lý này, đó là nó có thể đưa người ta đến chỗ kiếm tìm lạc thú hoặc đến sự khắt khe trong việc tu hành. Họ cũng đề cập đến nhiều vấn đề không thể giải đáp và không được giải đáp. Cho dù những vấn đề ấy có được bàn luận và giải đáp thì con người cũng không thể đến gần chân lý hơn được, mà ngựơc lại, còn có thể bị lạc lối. Sanjaya dường như đã tránh né trả lời các vấn đề này do sự e ngại hoặc không biết, còn Kỳ Na giáo thì giải đáp nó trên một cách liều lĩnh bằng thuyết khả thể (doctrine of many possibilities) hay là Anekanta.

MC4: ..................... / .....................

II - 14: Trong văn hệ Phật giáo thường có sự đề cập đến sáu vị tiền bối vào thời Đức Phật, ví dụ như trong kinh Trường Bộ (kinh Sa môn quả, và một bản tương ứng bằng tiếng Phạn). Qua những sự đề cập này, người ta được biết vua A-xà-thế (Ajatashatru) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) đã gặp một số giáo chủ này và đề nghị riêng từng vị một hãy nói ra rõ ràng không quanh co kết quả của những việc làm khổ hạnh của họ. Tất cả họ đều là những người nổi tiếng trong nước vì là người sáng lập ra các trường phái tôn giáo có nhiều người theo. Trong sách trên có nói đến danh tánh các vị này cùng tóm lược giáo lý của họ. Tuy nhiên, có thể các thông tin này đã bị làm sai lạc vì được đưa ra từ những người chống đối; thực ra thì sự trình bày sai lạc này có thể một phần là do chủ ý và một phần là do không biết. Mặc dù thế, cũng nên nghiên cứu qua các quan điểm của họ đê có thể nhận định và đánh giá đúng quan điểm của người sáng lập ra đạo Phật.

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Pháp Phổ Thông do SC Liễu Pháp giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.