<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://draft.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Tư, tháng 6 28, 2006

Bài Đọc ngày thứ 4 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con .............. (............. điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 28 tháng 06 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là lớp Lịch Sử Phật Giáo chúng ta sẽ học bài ẤN ĐỘ và PHẬT GIÁO (tt) - NGUYÊN NHÂN SỰ SUY TÀN Ở ẤN ĐỘ do TT Tuệ Siêu hướng dẫn. Sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm, chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức giảng giải đề tài thảo luận, các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: .................... (...... điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---

Chương I: India And Buddhism -

Ấn Độ và Phật giáo (tt)


NGUYÊN NHÂN SỰ SUY TÀN Ở ẤN ĐỘ

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

______________

II. Nội dung chính


Tiểu đoạn 11 - Thái độ phóng khoáng của Phật giáo trong việc mở rộng cánh cửa đối với tất cả những ai muốn theo đạo này hầu như đã nhận được sự hoan nghênh của nhiều người như đã được nói rõ trong Thế Tôn ca. Việc thờ cúng những hình tượng thiên thần đã trở thành một đặc điểm chung của các nghi lễ tôn giáo thuộc đạo Phật và cả không thuộc đạo Phật. Không có điều gì trong đời sống của một Phật tử mà người không phải Phật tử có thể bài bác.

Thế nên, nhiều khía cạnh của đạo Phật đã được các đạo khác chấp nhận và dần dần không còn có sự phân biệt nào nữa. Cùng với thời gian, đạo Phật đã được đồng hóa vào trong Ấn Độ giáo (Hinduism) cải cách.

Tiểu đoạn 12 - Tuy nhiên, không phải tất cả chỉ có thế, Phái Đại thừa (Hahayana) của Phật giáo, có lẽ dưới ảnh hưởng của những sự thờ cúng không phải Aryan hoặc thuộc về người bản địa phổ biến các tầng lớp thấp hèn của xã hội, dần dần đi đến chổ tự khoác cho mình một hình thức Mật tông (Tantrism) bí hiểm hơn và lệch lạc hơn. Điều này có thể sinh ra từ sự ngộ nhận ngôn ngữ tượng trưng trong các bài kinh của trường thuộc phái Mật tông. Những nghi lễ mang tính cách ma thuật, phù phép và bí hiểm của Mật tông đưa vào trong đạo Phật đã khiến cho quần chúng xa rời đạo này. Do đó không đáng ngạc nhiên là người ta cảm thấy khó chịu trước một số việc làm tệ hại của Mật tông. Sự phát triển không lành mạnh cũng đã góp phần đáng kể vào việc làm cho Phật giáo suy đồi. Hình thái này của Phật giáo đã từng có sự thăng hoa và đã được nghiên cứu tại các trường Đại học Phật giáo Nalanda và Vikramasila cho đến thế kỷ thứ 12.

(MC2: ...................)

Tiểu đoạn 13 - Thời gian đầu thế kỷ thứ 13 đã đem lại những ngày đen tối cho Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì cú đấm có vẻ nặng nề hơn. Các tu viện ở Bihar bị cướp phá, nhiều tu sĩ phải trốn qua Nepal, Tây Tạng. Các Phật tử tại gia bị hụt hẫng, không có sự dìu dắt nào cả trên đường tu tập khiến họ dễ bị thu hút vào cộng đồng không Phật giáo và cũng không còn có sự phân biệt đáng kể giữa cách sống của người theo đạo Phật và những người không theo đạo Phật. Thế nhưng, một vài nhóm Phật tử biệt lập vẫn còn tồn tại ở Orisssa, Bengal, Assam và một vài nơi khác ở Nam Ấn. Một tài liệu mới được tìm thấy ở Triều Tiên cho chúng ta biết là tu sĩ Ấn Độ, tên Dhyanabhadra, vào thế kỷ thứ 14 có đến viếng Kanchipura, tại đây ông đã nghe một buổi thuyết giảng về kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka-sutta). Tiếp theo đó là cả một thời kỳ không người lèo lái kéo dài trong lịch sử Phật giáo mãi cho đến nữa thế kỷ 19, các nhà học giả châu Âu mới chú ý đến việc nghiên cứu về Đức Phật cùng tôn giáo của Ngài.

Tiểu đoạn 14 - Độc giả sẽ tìm thấy trong các trang sau đây lịch sử Phật giáo không chỉ ở Ấn Độ (chương II – IV) mà còn ở các nước phương Đông khác, sự bành trướng của đạo Phật (chương V), sự phân chia ra làm nhiều trường phái và bộ phái khác nhau (chương VI), các kinh thư của Phật giáo, nhất là sách vở nói về cuộc đời của Đức Phật, giáo lý cùng các giới luật của Ngài (chương VII). Ngoài ra, còn có những chương nói về tư tưởng Phật giáo đối với vấn đề giáo dục (chương VIII), một số nhân vật nổi tiếng trong hàng Phật tử, cả trong giới cầm quyền và giới văn sĩ (chương IX). Sự phồn thịnh của đạo Phật được thấy qua ghi nhận của các vị khách hành hương Trung Hoa đến Ấn Độ và nước ngoài (chương XI), các thánh địa Phật giáo tại Ấn Độ (chương XII) và những điều chỉnh về sau của Phật giáo để mở đường cho đạo này hội nhập trong Ấn Độ giáo (chương XIII). Độc giả hẳn sẽ chú ý nhiều đến sự hồi sinh của những công trình nghiên cứu Phật giáo cả ở phương Đông lẫn phương Tây, cùng những học giả xuất chúng đã đảm đương các công việc này (chương XIV). Cũng không thể không nhắc đến công trình của Hội Đại Bồ đề (Maha Bodhi Society) cũng trong mục đích này, hoặc không thể không nhận ra những ý nghĩa văn hóa, chính trị trong sự hồi sinh của tinh thần Đức Phật cùng các giáo lý của Ngài vì mục đích phục vụ cho hòa bình thế giới.

Chúng con cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Trung Bộ Kinh do TT Giác Đẳng giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng..

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.