<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Sáu, tháng 8 11, 2006

Bài Đọc ngày Thứ 6 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............... (...................... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 11 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ĐỀ ÁN MÙA VU LAN - 100 CÂU HỎI MÙA VU LAN - Ngày thứ Mười với 10 câu hỏi chủ đề Những đề nghị cụ thể do TT Giác Đẳng hướng dẫn.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1: .................... (................ điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài học hôm nay:
100 Câu hỏi mùa Vu Lan

NGÀY THỨ MƯỜI

10 Câu hỏi về Những đề nghị cụ thể
____________

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng dẫn nhập chương trình hôm nay. Namo Buddhaya.

Câu 1 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Món quà nào con cái nên cúng dường cha mẹ trong mùa lễ này ?

Đáp: Món quà tốt nhất để cúng dường cha mẹ trong mùa lễ Vu Lan là những món quà thực dụng và cha mẹ vui thích.

Món quà thực dụng là món quà mà cha mẹ có thể ăn hoặc uống hoặc xài được sau khi nhận từ con cái. Thí dụ như bánh, trái, thuốc bổ ... món dùng xài như y phục, chăn, màng ... hoặc bất cứ vật dụng nào khác.

Món quà cha mẹ vui thích là món quà mà làm cho cha mẹ hoan hỷ cảm động, một đóa hoa tươi, một bức tranh (nếu cha mẹ có óc mỹ thuật)

Đôi khi có món quà thực dụng nhưng cha mẹ không vui thích; ngược lại có món quà không thực dụng nhưng cha mẹ thích. Thế thì nên dâng tặng cha mẹ món quà mà các vị ấy thích.

Câu 2 (Ni sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Món quà nào cha mẹ nên cho con cái ?

Đáp: Thật ra khi con còn nhỏ, tất cả những gì con cái cần như thực phẩm, y phục, sách vở, thuốc men, v.v… đều do cha mẹ lo lắng. Nhưng quà tặng nhân những ngày lễ đặc biệt như sinh nhật, tốt nghiệp, thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nên chọn lựa những món quà thích hợp với lứa tuổi, sở thích, thiên hướng của con. Cũng có thể chọn những món quà có ý nghĩa tinh thần để hướng dẫn con vào những lĩnh vực mới mẻ, lý thú. Nên tránh những món quà hay những thứ đồ chơi có thể có ảnh hưởng xấu đến tính cách của con như súng đạn, phim hay trò chơi bạo động, kinh dị, v.v…

Câu 3 (TK Pháp Đăng trả lời)

Hỏi: Lời chúc nào có ý nghĩa theo Phật Pháp ?

Đáp: Theo kệ Pháp cú số 75 của Tôn Giả Tissa có lời chúc như vầy: "Chúc cho được an lạc, xin cho được thoát khổ, và các vị Phật Độc Giác cũng có lời chúc như vầy: "Icchitam. pat.t.hitam. tumham. Khippameva samijjhatu. Sabbe pūrentu san°kappā. Cando pan.n.araso yathā". Cầu cho bao nhiêu phước đã ước nguyện, của tín thí mau kết quả nhãn tiền, bao nhiêu tư duy đạt thành viên mãn, như được Ma Ni ngọc ước chơn truyền". Pháp cú 11, Phẩm Đao Trượng, tích Sukhasāmaneravatthu. Các lời chúc chỉ xoay quanh cho mọi người được an lạc và mau thoát khổ.

Câu 4 (Ni sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Nên biểu lộ tình thương thế nào vừa đẹp, vừa có ý nghĩa mà lại vừa có đạo vị ?

Đáp:
Trước hết trong mối quan hệ giữa người với người, có tình thương đối với nhau đã là một điều tốt đẹp. Nhưng nếu thương yêu mà thiếu sự hiểu biết cũng không thể đem lại hạnh phúc cho người mình thương yêu. Trước hết không nên coi người mình thương là sở hữu của mình và phải làm theo ý thích của mình. Cha mẹ thường hay có thái độ như vậy đối với con cái và khiến cho con cái đôi lúc cảm thấy không thoải mái hay thậm chí chống đối lại cha mẹ.

Thương yêu nhưng vẫn tôn trọng cá tánh và ý kiến của người khác, biết lắng nghe và chia sẻ, biết cảm thông và tha thứ, khuyên nhủ mà không ép buộc, phân tích giảng giải mà không bắt phục tùng. Không nhất thiết phải biểu lộ tình thương bằng lời nói, (tuy những lời nói yêu thương cũng là một nguồn hạnh phúc cho người khác), nhưng ít nhất cũng phải thể hiện bằng hành động, quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người mình thương yêu, nếu không thì tình yêu thương đó thật là trừu tượng và vô nghĩa.

Câu 5 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Có thể giới thiệu vài tựa sách để đọc trong mùa Vu Lan ?


Đáp: Trong số sách tiếng Việt xin giới thiệu quyển: Tình Đời Ý Đạo của HT Hộ Giác. Bỏ qua "chất tiểu thuyết" của công trình nầy chúng ta có một tự liệu lịch sử đáng kể và đẹp về những giai thoại liên quan tới tôn giả Ananda - vị thị giả của Đức Phật. Tình cảm, hành xử và những đắn đo của vị nầy có nhiều bài học hay cho mùa Vu Lan. Trong số sách Anh ngữ xin giới thiệu tác phẩm A Man Thinketh của James Allen. Một tiểu luận về sự thể hiện của nghiệp và tâm tạo nghiệp mà không nhắc chữ nào về nghiệp. Một đề tài khó viết nhưng lại được viết rất hay quả là một tác phẩm lợi ích.

Câu 6 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Nếu không quen biểu lộ tình cảm của cha mẹ và con cái thì nên làm gì ?


Đáp: Thời đại ngày nay người ta thường không quen biểu lộ tình cảm giữa cha mẹ và con cái một cách mà họ cho rằng ủy mị, yếu đuối. Tuy nhiên không phải vì thế mà trong gia đình giữa cha mẹ và con cái đánh mất tình cảm thiêng liêng ấy được.

Có nhiều cách để biểu lộ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, hầu tạo được không khí ấm áp trong gia đình mà không phải là hình thức yếu đuối ủy mi.

Một ánh mắt hiền hòa một nụ cười cởi mở, một lời nói dịu dàng, một sự nhiệt tình khuyên bảo của cha mẹ đối với con. Đó là một sự biểu lộ tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Một ánh mắt hồn nhiên, một nụ cười vô tư, một lời nói lễ độ, một sự nhiệt tình phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ. Đó là một sự biểu lộ tình cảm của con cái dành cho cha mẹ.

Câu 7 (TK Pháp Đăng trả lời)

Hỏi: Tạo phước cách nào thù thắng nhất để hồi hướng cho thân nhân quá vãng ?


Đáp: Trong 10 cách tạo phước, bố thí đến Tăng chúng là phước điền thù thắng nhất để hồi hướng đến các bậc ân nhân đã quá vãng, vì Tăng chúng đang đắc đạo quả, sẽ đắc và đã đắc đạo quả Níp bàn, vì các Ngài đại diện cho Đức Phật truyền thừa chánh Pháp và duy trì chánh Pháp cho được bền lâu, trên thế gian chẳng có châu báu thù diệu nào cho bằng Ân Đức Tam Bảo, đáng cho chư Thiên và nhân loại cúng dường.

Câu 8 (Sư Tuệ Lạc trả lời)

Hỏi: Nếu cha mẹ làm điều không hợp theo lẽ đạo thì con cái có nên can ngăn khi biết rằng lời nói ấy làm cha mẹ phiền lòng ?

Đáp:
Nếu cha mẹ có làm điều gì không hợp lẽ đạo (tạo các ác nghiệp) thì dĩ nhiên trách nhiệm của người con là phải can ngăn, có khi điều này làm cho cha mẹ bực bội, khó chịu (vì quan niệm “Áo mặc sao qua khỏi đầu”..)

Để cho vẹn tròn thì phải can ngăn sao cho hợp thời và khéo léo để không chạm đến lòng tự ái của cha mẹ.

Câu 9 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Nếu chỉ cầu nguyện, và cầu nguyện trong lặng lẽ, thì có lợi gì cho người thân của mình không ?

Đáp:
Vấn đề nằm quan trọng chỗ nầy: Nếu chúng ta thật sự tha thiết điều gì thì chắc chắn thể hiện bằng cách nầy hay cách khác. Do vậy tấm lòng rất quan trọng. Có nhiều bằng chứng cho thấy về điều nầy qua sự phục hồi nhanh chóng các tôn giáo tại các quốc gia mà tôn giáo bị áp bức hay tiêu diệt. Nói thuần lý Phật Pháp thì khi chúng ta thành tâm mong cầu hạnh phúc cho người khác thì tự điều ấy có giá trị như một thứ tâm từ. Nều thường cầu nguyện trong lặng lẽ câu nầy: Sabbe satta sukkhita hontu - nguyện cho tất cả chúng sanh an lạc.

Câu 10 (Sư Tuệ Lạc trả lời)

Hỏi: Có những gì nên đề nghị là "đừng làm" trong mùa Vu Lan ?

Đáp:
Nếu cha mẹ còn tại tiền thì đừng làm những hành động ngỗ nghịch xúc phạm đến cha mẹ.

Đừng hững hờ trước sự hiện hữu của cha mẹ, nếu hững hờ thì làm cho họ có cảm giác sống thừa, sống để làm phiền con cháu.

Nếu có gia đình thì càng nên tránh những việc không phải đối với cha mẹ vì như vậy vô tình sẽ là tấm gương xấu cho con bắt chước, vợ (chồng) xem thường nhau.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ............. thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Luật Nghi Cư Sĩ do ĐĐ Pháp Đăng giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng...

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.