<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script>

Thứ Ba, tháng 2 21, 2006

Bài Đọc ngày thứ 3 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con TieuLongNu (..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 21 tháng 02 năm.2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng , giờ Cali 5 :00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Phật Pháp Phổ Thông chúng ta sẽ học bài PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ THẦN LINH do Cô TN Liễu Pháp hướng dẫn. Sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm, chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức giảng giải đề tài thảo luận, các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC của phần I: HatCat (...... điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Lớp Phật Học Cơ Bản

Phật Giáo và vấn đề Thần Linh
______________

Giảng Sư: Tu Nữ Liễu Pháp

A-Toát Yếu:


Đạo Phật không chủ trương theo Vô thần luận hay Thượng đế như các tôn giáo khác. Đạo Phật không tin nơi thần linh vì đó chỉ là giải đáp nỗi lo sợ ưu phiền; không có gì hiển nhiên làm nền tảng; không tin vì không cần thiết. Đạo Phật chỉ tự mình lấy cứu cánh, tự mình giải thóat khỏi sanh tử luân hồi mà không có thần linh nào cứu được.

B- Trích dẫn:

1-Vấn đề Thần Linh:

- Sùng bái thần tượng thông thường có nghĩa là dựng lên hình ảnh của nam hay nữ thần không biết rõ nào đó trong nhiều kiểu và cỡ khác nhau, và cầu nguyện thẳng với các hình ảnh ấy. Người cầu nguyện xin thần linh hướng dẫn và bảo vệ họ. Họ cầu xin nam hay nữ thần ban cho họ sức khỏe, của cải, tài sản, và cung cấp cho họ những nhu cầu cần thiết, họ xin được tha tội. (Vì sao tin Phật)

- Tất cả các tôn giáo đều dùng biểu tượng Thượng để diễn đạt những khái niệm khác nhau. Đạo Lão dùng âm dương để tượng trưng trạng thái hòa diệu của hai cái đối nghịch. Đạo Sikh dùng lưỡi kiếm để tượng trưng sự chiến đấu tinh thần. Trong Ky-Tô Giáo, con cá được dùng để tượng trưng cho sự hy sinh của Ngài (khéo vấn khéo đáp)

- Có rất nhiều tôn giáo, như hầu như tất cả đều chủ trương rằng chỉ duy nhất có tôn giáo mình mới có đúng lời của thần linh, được tôn trí gìn giữ trong thánh kinh của mình, rằng chỉ có mình mới hiểu biết đúng bản chất thiên nhiên của vị thần linh, rằng chỉ có vị thần linh của mình là hiện hữu, thần linh của các tôn giáo khác không có thật sự hiện hữu. (khéo vấn khéo đáp)

- Nếu xét ý tứ căn bản của Thần đạo lập thành tôn giáo (thần đạo thiết giáo) thì có hai loại :
Một là dựa vào lời Kinh dịch : "Nhà Vua thuận theo lý tự nhiên mà giáo hóa nhân dân, xét Thần đạo của Trời mà bốn thời không bị mê hoặc, bậc Thánh dựa vào Thần đạo mà lập giáo nên được thiên hạ phục". Mạnh Tử nói : "Trời thấy ta, tức là dân thấy. Trời nghe ta, tức là dân nghe". Nhà Vua được gọi là con Trời, thuận theo mạng Trời mà trị nước. Ý tứ của Thần đạo là ở đấy.

Hai là lợi dụng quỷ thần để thống trị và giáo dục nhân dân, đó là điều được nói trong Hán Thư : "Hãy gấp lập ra miếu Thần để mình phụng thờ, đó gọi là "Thần đạo thiết giáo" để nhờ Thần giữ hộ vậy". Loại Thần đạo thứ nhất là sự vận hành của quy luật tự nhiên. Loại Thần đạo thứ hai là tín ngưỡng quỷ thần, dựa vào sự khải thi và chỉ đạo của quỷ thần. Loại thứ nhất có lý tính. Loại thứ hai là mê tín mù quáng. (Hoc Phat Quan Nghi)

- Thượng Đế của đạo Gia Tô là thần linh nhân cách hóa; là Chúa sáng thế đứng bên ngoài vũ trụ, là vị Thần vạn năng. Thượng đế của Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, khác với Thượng Đế của Nho gia, cũng khác với Thượng đế của đạo Gia Tô, cũng khác với Thượng đế của Ấn Độ giáo. (Phật Giáo Chính Tín)

- Sau này, Ấn Độ giáo, có thuyết cho rằng, Thượng Đế, tức Chúa sáng tạo là "Đại Phạm Thiên", hoặc là "Đại tự tại thiên", hoặc là "Na la diên thiên", cuối cùng hình thành quan niệm Tam vị nhất thể, và công nhận Đại Phạm Thiên là chúa sáng tạo, Nala diên thiên là vị thần bảo vệ; Đại tự tại thiên là vị thần phá hoại. Nhưng thực ra, đó chỉ là một vị thần với ba bộ mặt khác nhau mà thôi. (Phật Giáo Chính Tín)

2-Phật Giáo:

-Người Phật Tử hiểu biết không bao giờ xin ân huệ từ hình tượng Đức Phật và cũng chẳng bao giờ xin được tha thứ về những lỗi lầm đã phạm. (Vì sao tin Phật)

- Danh từ Phật Giáo (Buddhism) xuất nguyên từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh", và như vậy, Phật Giáo là tôn giáo đưa đến giác ngộ. (khéo vấn khéo đáp)

- Đức Phật không bao giờ tự xưng là thần linh, là con của một thần linh hay là sứ giả của một thần linh. Ngài là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và dạy rằng nếu ta noi theo gương lành ấy, chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài. (khéo vấn khéo đáp)

3- Phật giáo đối với Thần Linh (MC2: NP)

a- Đức Tin:


-Đức tin theo ý nghĩa hữu thần không tìm thấy trong đạo Phật vì Phật Giáo nhấn mạnh đặc biệt vào sự hiểu biết. Đức tin hữu thần là ma túy cho các đầu óc đa cảm, và đòi hỏi phải tin vào những gì không được biết. Kiến thức phá vỡ đức tin và đức tin bị tự phá vỡ khi đức tin huyền bí bị khảo sát dưới ánh sáng của lý trí. Tin tưởng không thể đạt được bằng đức tin vì đức tin đặt nhẹ về lý trí, nhưng chỉ đạt bằng sự hiểu biết. (Vì sao tin Phật)

-Với người Phật Tử, tin tưởng là một sản phẩm của lý trí, kiến thức và kinh nghiệm. Khi được phát triển, tin tưởng không bao giờ là niềm tin mù quáng. Tin tưởng trở thành sức mạnh của tâm. Trong cuốn "Đức Phật Dạy Gì", Hòa thượng Walpola Rahula viết:

"Vấn đề đức tin sanh khởi khi ta không thấy - thấy trong mọi nghĩa của tiếng này. Đến khi bạn thấy được, vấn đề đức tin biến mất. Nếu tôi nói với bạn tôi đang có một hạt ngọc trong nắm tay tôi, đức tin phát khởi vì chính bạn chưa nhìn thấy viên ngọc này. Nhưng nếu tôi mở bàn tay ra và đưa cho bạn xem hạt ngọc, chính mắt bạn nhìn thấy, vấn đề đức tin không sanh khởi. Cho nên trong kinh Phật giáo cổ xưa có câu như sau: "Thấy rõ, giống như một người thấy một hạt ngọc trong lòng bàn tay". (Vì sao tin Phật)

- Một lần nữa, Đức Phật luôn luôn khuyên dạy không nên có đức tin mù quáng, mà phải nghiên cứu, học hỏi, khảo sát tận tường trước khi chấp nhận điều gì là chân lý. Ngài nói: "Đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì người đó là thầy mình. Nhưng khi nào quý vị tự biết rõ các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời quý vị hãy -tuân theo các pháp ấy." (khéo vấn khéo đáp)

- Đúng là trong quan niệm của người bình thường, trừ những người theo duy vật luận ra, còn thì ai cũng cho rằng mỗi người đều có một linh hồn vĩnh hằng bất biến, gần đây, ở Âu Mỹ, có lập ra "Linh tri học hội", đối tượng nghiên cứu của Hội là linh hồn. Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo v.v… đều là những tôn giáo ít nhiều tin tưởng có linh hồn, cho rằng người ta làm thiện hay ác, sau khi chết đi, sẽ bị Thượng Đế hay Diêm Vương phán xử, người tốt thì linh hồn lên thiên đường, người xấu thì linh hồn đọa địa ngục. Phật giáo không tin là có một linh hồn vĩnh hằng, bất biến. Nếu tin có linh hồn như vậy, thì đó là "thần ngã ngoại đạo", không phải là người Phật tử chính tín. (Phật Giáo Chính Tín)

b- Cầu nguyện:

- Phật Giáo làm cho con người thành chủ tể của chính mình. Theo Phật Giáo, không có chúng sanh nào ngồi trên cao xét xử công việc và định mệnh mình. Vì vậy trong Phật Giáo, cầu nguyện là thiền định tự nó thay đổi tùy theo đối tượng. Cầu nguyện trong thiền định là sự tu sửa lại bản tính của mình. Đó là sự chuyển hóa bản chất bên trong ta bằng cách thanh lọc ba khả năng: tư tưởng, lời nói và hành động. (Vì sao tin Phật)

- Như lời Phật dạy:

"Tự mình làm điều ác. Tự mình tạo ô nhiễm. Tự mình không làm ác. Tự mình thanh lọc tâm. Trong sạch hay ô nhiễm đều tùy nơi mình. Không ai làm cho người khác trong sạch." (Pháp Cú, 164) (khéo vấn khéo đáp)

- Phép tu Mật giáo chú trọng đến luyện thân thể, đến cái gọi là tức thân thành Phật, cũng như nhà đạo gia nói mọc cánh thành tiên, hay là bay bổng lên trời, nghĩa là lấy làm mục đích tu luyện sự chuyển biến nơi thân thể. Nhưng theo quan điểm căn bản của Phật pháp thì sắc thân chỉ là 5 uẩn giả mà thành nên gọi là Pháp Vô thường, mà vô thường thì phải được giải thoát. (Học Phật Quần Nghi)

c- Thiền Định:

- Đức Phật đạt Giác Ngộ do sự phát triển tâm ý của Ngài. Ngài không tìm đến sức mạnh thánh thần để giúp đỡ Ngài. Ngài đạt trí tuệ nhờ sự tự nỗ lực bằng tu tập thiền định. Thay vì cầu nguyện, người Phật Tử hành thiền để trau dồi tâm ý, và phát triển tinh thần. Không ai có thể đạt Niết Bàn hoặc giải thoát mà không phát triển tâm ý qua thiền định.

Khi kiểm soát hoàn toàn được tâm và tâm được thanh tịnh, tâm sẽ giải thoát khỏi những xáo trộn tâm thần. Khi tâm giải thoát khỏi những xáo trộn tinh thần, tâm có thể nhìn thấy nhiều điều mà ta không thể nhìn thấy bằng mắt trần. Cuối cùng, chúng ta có thể đạt giải thoát và tìm thấy an lạc và hạnh phúc. (Vì sao tin Phật)

d- Khoa Học:

- Trước khi ngành y tế hiện đại được mở mang, khi còn chưa hiểu biết nguyên nhân của bệnh, người ta tin rằng một hay nhiều vị thần linh đem bệnh đến để hành phạt con người. Ngày nay, khi kiến thức về thế gian của ta phát triển đầy đủ, ta có thể hiểu biết những gì là nguyên nhân của những hiện tượng mà hiện nay chưa được giải thích, cũng như giờ đây ta hiểu biết nguyên nhân tạo nên chứng bệnh. (khéo vấn khéo đáp)

e- Thần Thông:

- Thế nhưng, Phật giáo không cho rằng thần thông là vạn năng. Việc sống chết, họa phúc của chúng sinh là do quy luật nhân quả chi phối, do nghiệp lực thiện, ác quyết định, tự mình làm tự mình chịu. Công dụng thần thông tuy rất lớn, nhưng nó không thể phá được định luật nhân quả. Đối với loại nghiệp báo trọng đại, có tính quyết định thì dù là sức thần thông của Phật cũng không xoay chuyển được thế cục, nếu không thì sẽ không còn có định luật nhân quả nữa. Vì vậy, khi đức Phật còn tại thế, tuy có nhiều lần ngài có thể hiện thần thông, nhưng ngài không làm cách tùy tiện. Trong các vị A La Hán đệ tử lớn của Phật, cũng có nhiều vị có thần thông, nhưng Phật không cho phép hiện thần thông trước người thế tục [Xem Căn bổn tạp sự quyển II và luận Nghiếp quyển 9]. Vì Phật biết rằng, thần thông tuy có thể làm cho người ta phấn chấn rầm rộ một thời gian, nhưng nếu sử dụng không khéo thì có thể gây ra quả báo xấu ngược lại. (Phật Giáo Chính Tín)

C- Kết Luận (MC3: NĐMai)

- Và như vậy, vì nhiều lý do, Đức Phật, cũng như những nhà xã hội học và tâm lý học hiện đại, tin rằng những ý niệm về tôn giáo và đặc biệt ý niệm về thần linh bắt nguồn từ lòng kinh sợ. Ngài dạy: "Vì kinh sợ, con người tìm nương tựa nơi rừng núi linh thiêng, vườn rậm, cây cối và đền miễu thiêng liêng" (Kinh Pháp Cú, câu 188).

- Chính Đức Phật đã giải thích rõ ràng chẳng có cách làm nào như đọc tụng kinh điển, hành xác, nằm đất, liên tục cầu nguyện, sám hối, tán tụng, bùa ngải, bùa phép, thần chú, và cầu khẩn có thể mang lại hạnh phúc thực sự của Niết Bàn. (Vì sao tin Phật).

Chúng con cung thỉnh Cô Tu Nữ Liễu Pháp giới thiệu chủ đề trong ngày. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con Duong Tieu thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có lớp Phật Giáo Sử do TT Tuệ Siêu giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops và MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng..

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.