<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script>

Chủ Nhật, tháng 8 27, 2006

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 27 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Phật Học Chuyên Đề chúng ta sẽ học bài LÀM QUEN VỚI TAM TẠNG KINH ĐIỂN - Phần II: Kinh điển nào cần đọc ? do ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải. Chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận đề tài bài học, các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Kinh điển có thể giúp đỡ rất đầy đủ để nghĩ đến Pháp Phật như là vật bảo quý giá, mỗi một bài kinh cho bạn đại cương một hay hai khía cạnh. Thí dụ, Đức Phật giảng dạy Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo ; bố thí (dāna) giới (sīla), thiền theo hơi thở và quán tưởng sự chết, của đời sống hoàn hảo của những người cư sĩ hay những tăng sĩ. Không một bài kinh nào nói hết tất cả, mỗi bài kinh tùy thuộc vào khung cảnh của thời giảng bài Pháp. Bạn càng đọc nhiều kinh điển thì bạn càng thấy đây là trân bảo.


Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng phần I của bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 2 ................. / ĐK: ..................

II. Nội dung chính

Hỏi: Kinh điển nào cần đọc
?

Ðáp:
Dưới đây là câu trả lời của tiến sĩ John Bullitt, một Phật tử người Hoa kỳ, chủ biên của trang Chìa Khóa Học Phật.

Kinh sách đề nghị đọc cho người bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp.

Mới bắt đầu, tất cả các Phật tử phải học và thực hành
năm giớiNăm Sự Kiện cần phải quan sát mỗi ngày. Lại nữa, chúng ta phải đặc biệt chú ý vào lời Đức Phật day con trai của Ngài là Rahula, là một bài kinh liên quan tới nhiệm vụ căn bản của chúng ta mỗi khi chúng ta làm công việc có chủ tâm trong tất cả vấn đề. Từ đó bạn có thể tiếp tục học hỏi những lời giảng dạy của Đức Phật theo từng bước một hoặc tăng dần trong giáo Pháp được bao gồm trong những đề tài: từ bi, đức hạnh, hạnh phúc, tiết chế trong dục, hành xảTứ Diệu Đế.

Kinh sách đọc để biết giáo lý căn bản.

Nếu bạn thích một nền tảng vững chắc về cơ bản của Phật Pháp, ba quyển kinh được mọi người biết đến cho là thiết yếu để đọc:
Chuyển Pháp Luân (SN 56.11). Bài giảng về Tính chất Vô ngã (SN 22.59) và Bài giảng Lửa (SN 35.28). Cùng với đó, những kinh này - “Tam Tạng” Kinh điển – xác định những chủ đề của giáo pháp đức Phật tái xuất hiện trong vô vàn đa dạng xuyên suốt kho tàng kinh điển. Trong những kinh này, chúng ta được giới thiệu những khái niệm cơ bản như là Tứ Thánh Đế; bản chất của dukkha (khổ); Bát Chánh Đạo; “Trung Đạo”, Bánh xe Pháp; nguyên lý anatta (vô ngã) và việc phân tích “bản ngã” của con người thành năm uẩn, nguyên lý trút bỏ sự quyến rũ của những vui thú cảm quan trần tục; và nhiều cấp độ (cảnh giới) sinh linh đặc trưng cho vũ trụ học Phật giáo. Những nguyên tắc cơ bản này cung cấp một bộ khung vững chắc trên đó những giáo pháp khác trong kho tàng kinh điển được đặt vào.

MC 3 ................. / ĐK: ..................

Những bài kinh lý thú.

Hơn nữa, Tam tạng kinh điển này minh chứng tuyệt đẹp về kỹ năng nổi bật của Đức Phật với tư cách là một người Thầy: Ngài tổ chức tư liệu rõ ràng, hợp lý, theo cách dễ nhớ như dùng những bảng liệt kê (Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ uẩn v.v.); Ngài đưa người nghe vào một cuộc đối thoại tích cực, giúp họ tự bóc trần những sai lầm trong sự hiểu biết của chính mình, Ngài truyền đạt quan điểm của mình bằng những so sánh và những hình ảnh mà người nghe hiểu ngay; và có ý nghĩa nhất, từng lúc, Ngài kết nối với người nghe thật hiệu quả cho đến nỗi họ có thể tự nhận ra những kết quả siêu việt mà Ngài đoán chắc. Việc thấy được Đức Phật trên phương diện là một người Thầy với năng lực phi thường động viên chúng ta tiến sâu hơn nữa vào kho tàng kinh điển, tự tin rằng, giáo Pháp của Ngài sẽ không dẫn ta đi chệch hướng.

Vài đề nghị cụ thể.

Những bài kinh nên đọc cho người mới bắt đầu.

* Tập
Tiểu Bộ Kinh - Khuddaka Nikaya cung cấp một kho tàng kinh điển quan trọng trong thể thơ. Đặc biệt trong Kinh Pháp Cú, Kinh Tập, Trưởng Lão Ni Kệ, Trưởng Lão Tăng Kệ.

* Để đọc bài hướng dẫn căn bản thiền hơi thở, xem tại
Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm; sự giảng dạy của Ngài cho sự hành trì an trú chánh niệm, xem tại Kinh Đại Niệm Xứ.

* Để học hỏi làm thế nào để nuôi dưỡng tình thường, xem tại
Karaniya Metta Sutta.

* Trong bài kinh
Devadaha Sutta Ngài Sariputta giải thích làm thế nào để giới thiệu Phật Pháp tới những người muốn tìm hiểu, những người sáng suốt, những người như bạn.

* Như thế nào để có thể quyết định con đường đạo nào nên theo đường nào không nên theo ? Kinh
Kalama Sutta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

* Trong kinh
Giáo thọ Thi-ca-la-việt Đức Phật đưa ra bản hướng dẫn ngắn gọn rằng người cư sĩ như thế nào có được đời sống hạnh phúc và một đời sống trọn vẹn.

Khi bạn tìm thấy bài kinh thu hút được sự thích thú của bạn, hãy tìm những bài khác tương tựa như vậy. Từ đó, bạn muốn theo hướng nào cũng được, sẽ chọn lựa được những điều quí giá trên con đường tu tập.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng phần II của bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 4 ................. / ĐK: ..................

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi:
Kālāma là xứ nào ? Asoka là ai ?

Đáp:
1. Kālāma là tên của một bộ tộc tại Kesaputta thuộc vương quốc Kosala. Bộ tộc nầy thuộc dòng Khattiya (Sát đế lỵ). Bài kinh Đức Phật giảng cho dân chúng Kālāma được các học giả gọi là "bản tuyên ngôn tự do tư tưởng sớm nhất và vĩ đại nhất của nhân loại". Một trong hai vị đạo sư mà Đức Phật đã gặp trước khi thành đạo là Alāra-Kālāma đến từ bộ tộc nầy.

2. Asoka (A Dục Vương) là vị hoàng đế thống nhất Ấn Độ đầu tiên và là người có công lớn nhất đưa Phật giáo đến nhiều vùng đất ngoài Ấn Độ. Nguyên là vua của xứ Magadha, con trai vua Bindusāra, Asoka đăng quang năm 218 sau Phật viên tịch trở thành hoàng đế của một Ấn Độ với biên cương rộng lớn nhất từ trước đến nay. Về sau trở thành một Phật tử thuần thành và bảo trợ công cuộc kết tập Tam Tạng kỳ III (vào năm thứ 7 tại vị). Vua Asoka băng hà sau 37 năm trị vì thiên hạ.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng phần III của bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 5 ................. / ĐK: ..................

IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Tại sao gọi là Tạng Kinh (sutta pitaka) ? Tại sao gọi là Tạng Luật (vinaya pitaka)? Tại sao gọi là Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma pitaka) ?

Ðáp:
Tạng Luật (Vinaya Pitaka)

Tạng Luật được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền giáo hội trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn tạng Luật đề cập đến giới Luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni. Ngót hai mươi năm sau khi Thành Đạo, Đức Phật không có ban hành giới luật nhất định để kiểm soát và khép chư tăng vào kỹ cương. Về sau, mỗi khi có trường hợp xảy diễn, Đức Phật đặt ra những điều răn thích hợp. Tạng Luật nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trường hợp nào Đức Phật ban hành một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối (Vinaya) của chư Tăng.

Tạng Kinh (Sutta Pitaka)

Tạng Kinh đại để gồm những bài Pháp có tánh cách khuyên dạy mà trong nhiều cơ hội khác nhau, Đức Phật giảng cho các bậc xuất gia và hàng cư sĩ. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các ngài Sārīputta (Xá Lợi Phất), Moggallāna (Mục Kiền Liên) và Ānanda (A Nan Đà) cũng được ghép vào Tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời Đức Phật vì đã được Đức Phật chấp nhận.Tang Kinh giống như một quyển sách ghi lại nhiều quy tắc để coi theo mà thực hành, vì đó là các bài Pháp do Đức Phật thuyết giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có căn cơ, trình độ, và hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi trường hợp, Đức Phật có một lối giảng để người thính Pháp có thể lãnh hội dễ dàng.

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka - Vi Diệu Pháp Tạng)

Tạng Luận
thâm diệu và quan trọng nhất trong toàn thể Giáo Pháp vì đây là phần triết lý cao siêu, so với Tạng Kinh vốn giản dị hơn. Abhidhamma, Tạng Luận hay Vi Diệu Pháp, là tinh hoa của Phật Giáo. Đối với bậc thiện trí thức muốn tìm chân lý, Tạng Luận là quyển kinh chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một tập khải luận vô giá. Ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho các học giả muốn mở mang trí tuệ và đời sống lý tưởng của người Phật tử. Vi Diệu Pháp không phải loại sách để đọc thoáng qua cầu vui hay giải trí.


Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng phần IV của bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

MC 6 ................. / ĐK: ..................

V. Học và hỏi

Hỏi: Người Phật tử cư sĩ thường trông cậy ở chư Tăng sự hướng dẫn tìm hiểu Phật Pháp, thế nhưng chư tăng thường có nhiều ý kiến khác biệt vậy thì nên thế nào ?

Ðáp:
Hàng xuất gia có khả năng giúp cho người cư sĩ nhiều về học Phật. Thế nhưng mỗi cá nhân dù tu sĩ hay cư sĩ phải tự mình nhận chịu trách nhiệm tối hậu về sự tu học của mình. Những giảng giải của tăng ni nên hiểu là "cơ hội" hoặc "duyên lành". Không nên "giao khoán" việc tu học hay bồi đắp chánh kiến cho người khác dù người đó là ai.

Chúng con cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng phần V của bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Giáo Sử do TT Giác Đẳng giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.