<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Hai, tháng 8 07, 2006

Bài Đọc ngày Thứ 2 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............... (...................... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 07 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay chúng ta sẽ có 100 CÂU HỎI MÙA VU LAN - Ngày thứ Sáu với 10 câu hỏi chủ đề Nghi Lễ và Ðời Sống do TT Giác Đẳng hướng dẫn.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1: .................... (................ điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài học hôm nay:
100 Câu hỏi mùa Vu Lan

NGÀY THỨ SÁU

10 Câu hỏi về Nghi lễ và Đời sống
____________

Câu 1 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Nghi lễ có khiến cho các thiện nghiệp được tốt không ?

Đáp: Có thứ nghi lễ khiến cho các thiện nghiệp được tốt, cũng có thứ nghi lễ không làm cho các thiện nghiệp được tốt mà còn trái lại.

Nghi lễ nào có áp dụng được người trí tán thán, không làm cho mình phiền tóai, không làm cho người khác phiền tóai, làm cho tăng trưởng chánh tín và được sắp đặt bởi trí tuệ. Đó gọi là nghi lễ giúp cho thiện nghiệp được tốt đẹp.

Nghi lễ nào khi áp dụng có tạo ra sự phiền tóai cho mình hoặc cho người, không được bậc trí tán thành, có sự chấp thủ phi lý, thuộc giới cấm thủ, thì đó là thứ nghi lễ không làm cho thiện nghiệp được tốt đẹp.

Câu 2 (Sư Trưởng trả lời - Tinh Tấn type lại)

Hỏi: Đạo Phật Nguyên thủy đối với nghi lễ thế nào ?

Đáp: Câu này chúng tôi phải chia làm hai để giải thích danh từ Đạo Phật Nguyên Thủy, chúng ta phải hiểu có hai cách mới được chính xác. Nếu Đạo Phật Nguyên Thủy đúng với ý nghĩa của từ ngữ này chỉ cho Đạo Phật từ lúc Đức Phật giác ngộ dưới cội Bồ Đề cho đến lúc Ngài viên tịch dưới cây song thọ. Những thế kỷ đầu có lẽ từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ năm, có lẽ nói một cách rộng rãi như vậy thì được xem như là thời kỳ Đạo Phật Nguyên Thủy mặc dầu trước khi Đức Phật Niết Bàn và sau khi Đức Phật Niết Bàn. Nói đến Đạo Phật Nguyên Thủy đối với nghi lễ thế nào trong thời kỳ đó, chúng ta sẽ hiểu một ý nghĩa khác, Đaọ Phật Nguyên Thủy bây giờ chúng ta hiểu chung chung những xứ Phật giáo Nam Tông thì cứ xem đó là Phật giáo Nguyên Thủy như từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, kể cả Vân Nam, một phần đất ở Trung Quốc hay là ở Bangladesh có một số mấy chùa có từ xưa chúng ta đã biết có từ thời Đức Phật vẫn còn duy trì tới nay, hay là một số chùa chiền khác như người Khmer, mấy trăm ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Việt của Việt Nam. Những xứ này được xem là Phật giáo Nam Tông và nếu là Phật Giáo Nam Tông thì gọi là Phật giáo Nguyên Thủy thì đây là ý nghĩa khác nữa, do đó chúng tôi phải phân ra hai cách này mới giải thích được. Trước nhất xin giải thích ý nghĩa thứ nhất, Đạo Phật Nguyên Thủy khởi đầu Phật giáo lúc còn ban sơ cũng chia làm hai: một là thời kỳ trước khi Đức Phật viên tịch Niết Bàn và sau khi Đức Phật viên tịch Niết Bàn từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm. Có lẽ trong thời đầu chúng ta được hiểu qua nghi thức của Phật giáo Nguyên Thủy, những nghi lễ lúc bấy giờ rất đơn giản. Nói về nghi lễ thuộc Tăng sự thì chúng ta biết những bộ như là Tiểu Phẩm hay là bộ Parivada là bộ cuối cùng có chỉ dạy những nghi lễ, nghi thức, làm những Tăng sự v..v… Còn nói về cách sinh hoạt với thiện nam tín nữ cư sĩ tại gia thì chúng ta tìm thấy một số nghi lễ rất đơn giản như là trong câu chuyện bổn sanh, chuyện pháp cú, có những câu chuyện khi Đức Phật với Chư Tăng đến Hoàng cung thọ thực hay đến nhà cư sĩ hay là những buổi lễ mà người ta đặt bát cúng dường đến Đức Phật và Chư Tăng. Như vậy, chúng ta thấy hình thức bắt thăm, bỏ bắt thẻ thời xưa để cúng dường tập thể hay cá nhân tuyển thí v..v… cũng được trong một số kinh điển được ghi chép lại. Mặc dầu trong thời Đức Phật có những trường hợp như vậy, nhưng tài liệu này được ghi chép lại về sau, mặc dầu gần với thời kỳ Đức Phật chưa Niết Bàn. Tuy vậy những nghi thức này chúng ta so với ngày nay rất đơn giản. Ngày nay đối với xứ Phật giáo Nam Tông mà cũng gọi là Đạo Phật Nguyên Thủy, những nghi lễ ngày nay chắc cũng không thể nói hết được. Mỗi vùng, mỗi xứ, mỗi quốc gia có những cách nghi lễ khác nhau. Và mỗi quốc gia như vậy, tuy rằng xứ Nam Tông, nhưng cũng có nhiều hệ phái, Tích Lan cũng có ba bốn hệ phái, Miến Điện cũng có tám chín hệ phái, ngay cả Thái Lan hay Campuchia ít nhất cũng vài phái v..v… Những cách kinh tụng Tam Tạng Pāli là giống nhau nhưng nghi thức nghi lễ thì mỗi hệ phái nhỏ như vậy thì cũng có khác nhau. Đại khái chúng ta thấy có phái ra đường đấp y, có phái để y vai trái, có phái tụng kinh không có chuông trống gì cả …. Bên Miến Điện có một phái để hở vai, để y vai trái khi đi ngoài đường hay đi máy bay đều hở y vai trái, những vị này mang đồ gọi là pháp cụ hay pháp khí gần như người Miến Điện cũng có chuông gõ v..v…. Còn nghi thức mỗi chổ cũng có cách khác nhau, có khi rườm rà kể cả cách tụng đọc giọng Pāli cũng trại nhau. Như vậy gọi Phật giáo Nguyên Thủy mà ngày nay có các hệ phái như vậy thì nghi lễ được xem rất là quan trọng cần thiết. Quan trọng cần thiết đây không phải vấn đề là liễu sinh thoát tử, không phải quan trọng trên phương diện tu hành giải thoát, không phải quan trọng ở chổ đắc thiền đắc đạo, không phải quan trọng cần phải có mới tu được giới định tuệ, quan trọng ở chổ nếu như là lễ là lộc, vô lộc thì bất thành lễ, sở dĩ người ta thích tổ chức nhiều lễ vì người ta thích lợi lộc. Giả sử như những buổi lễ đó mà lợi lộc không có phát sanh thì làm một vài lần chắc cũng dẹp, nhưng nghi lễ tổ chức càng nhiều càng rườm rà, càng phức tạp chừng nào thì thấy vui như biểu diễn văn nghệ, lợi lộc nhiều, do vậy lấy kinh nghiệm kỳ này về sau phát triển khá hơn. Cứ như vậy, nghi lễ càng ngày càng đông, đương nhiên lợi lộc càng ngày càng nhiều. Như vậy chúng ta thấy nghi lễ phát sanh từ chổ lợi lộc, từ chổ lợi lộc mới phát sanh nghi lễ, nhu cầu cần thiết là quan trọng mới hợp theo ý của dân chúng. Hợp theo dân chúng mới có lợi lộc, có lợi lộc mới có cuộc sống, thiếu nó là thiếu phần lợi lộc. Như vậy cũng quan trọng trên phương diện lợi lộc chứ không phải trên phương diện giác ngộ giải thoát. Chúng tôi đã tóm lượt lấy đại ý giải thích nghi thức thời Đức Phật còn tại thế đơn giản như phúc chúc hay nói bài kệ hoan hỷ v..v… ngoài những Tăng sự ra. Nhưng sau khi Đức Phật Niết Bàn, có những bài kinh kệ được sáng chế thêm như những bài kinh như Parami v..v... cũng được sáng tạo thêm nhưng cũng còn hạn chế không quá nhiều như ngày nay. Đây là đại ý câu trả lời của tôi, nếu giải cho hết không thể nào giải thích hết những xứ Phật giáo Nam Tông và một số nghi thức khác chúng tôi cũng chưa được biết đến, qua những xứ đó chúng tôi cũng lấy làm ngơ ngác mặc dù đấp y tu hành học Tam Tạng Pāli thì giống nhau như những nghi lễ này không thể nào giống. Có đôi lúc chúng tôi dự mà không có lễ chung như là nhập chúng Chư Tăng người Miến Điện, nhập chúng cho vui vậy thôi nhưng tụng kinh khác nhau, nghi thức chuông lại càng khác lạ nữa. Đây là đại ý câu hỏi số 2.

Câu 3 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Làm sao để phân biệt nghi lễ chân chánh và giới cấm thủ ?

Đáp: Có bốn cứ điểm để phân biệt được đây là nghi lễ chân chính hay là nghi lễ thuộc giới cấm thủ.

a/ Nghi lễ chân chính được bậc trí tán thành; nghi lễ giới cấm thủ thì không được bậc trí tán thành.

b/ Nghi lễ chân chính được áp dụng, một cách có trí tuệ, hợp lý; nghi lễ giới cấm thủ thì có tính bất hợp lý và áp dụng thiếu trí tuệ.

c/ Nghi lễ chân chính được áp dụng nhằm mục đích đem lại hoan hỷ; nghi lễ giới cấm thủ thì tạo nên sự khó chịu bực bội.

d/ Nghi lễ chân chính là yếu tố giúp thiện tâm sanh khởi; nghi lễ giới cấm thủ thì làm cho sanh thêm tà kiến.

Đó là cách phân biệt nghi lễ chân chánh và nghi lễ giới cấm thủ.


Câu 4 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Việc "cúng dường vào bình bát" có thể được xem là nghi thức không ?

Đáp:
Bình bát trên phương tiện khất thực để sống và cũng là biểu tượng chánh mạng của chư Phật truyền dạy. Cúng dường vào bình bát trong tinh thần chân chính mang những ý nghĩa rất quan trọng như cúng dường không phân biệt, hộ trì mạng mạch của chánh pháp, xiển dương đời sống chánh mạng. Tại những địa phương mà sự đi khất thực của chư tăng vốn vốn quen thuộc thì khất thực và cúng dường vào bình bát là sinh hoạt hằng ngày. Ở những nơi khác đôi khi giống như một thứ nghi lễ.

Câu 5 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Có một thứ nghi lễ cầu siêu nào trong kinh điển Pāli giống như "đàn chẩn tế" của Phật giáo Bắc Truyền chăng ?


Đáp: Không có. Đó là nghi lễ mang hình thái của mật tông Tây Tạng và Phật giáo Trung hoa. Tam Tạng Pāli có đề cập đến hai pháp siêu độ cho chúng sanh trong khổ cảnh là hồi hướng và chú nguyện. Cả hai đều có thể thực hiện với hình thức đơn giản. Không có bất cứ một nghi thức nào tương đương với "đàn chẩn tế bạt độ cô hồn" như trong Phật giáo Bắc Truyền.

Câu 6 (Ni sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Có thể nào để phân định nghi lễ thế nào là thích hợp, thế nào là rườm rà ?


Đáp: Hầu như không có sách vở hay luật lệ nào quy định nghi lễ thế nào là thích hợp, thế nào là rườm rà. Tuy vậy có thể nói nghi lễ trang nghiêm nhưng đơn giản, có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc, mà vẫn thể hiện được ý nghĩa trang trọng của buổi lễ là nghi lễ thích hợp. Còn những nghi lễ kéo dài, nặng về hình thức, phô trương, tiệc tùng linh đình, rộn ràng, tuy có thể thu hút sự chú ý của đám đông, nhưng tốn kém, lãng phí tài lực, nhân lực, và chưa hẳn đã có tác dụng tốt đến quần chúng một cách tích cực.

Những nghi lễ Phật giáo nên chú trọng đến mặt tinh thần, gợi cho người Phật tử nhớ đến Tam Bảo và có cảm hứng hơn nữa trong việc tu hành, không nên quá chú trọng đến hình thức, văn nghệ v.v… vì nếu đi quá đà sẽ khiến cho người ta ham vui mà quên đi ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội.

Câu 7 (Sư Trưởng trả lời - Tinh Tấn type lại)

Hỏi: Phải chăng đối với người Phật tử chân chính thì nghi lễ càng đơn giản càng tốt ?


Đáp: Câu này chúng tôi không dám xác định hay là trả lời một chiều cũng phải tùy trường hợp. Thí dụ như nếu trong một buổi lễ dâng y mà biết những nghi thức căn bản như Phật tử tề tựu, Chư Tăng quan lâm, lễ bái Tam Bảo, thuyết pháp, cử hành lễ dâng y, lễ trai tăng, và phúc chúc, hồi hướng. Như vậy buổi lễ đơn giản trong vòng buổi sáng là có dư thời gian nữa, vậy đơn giản càng tốt. Nếu buổi lễ dâng y cũng vậy, nhưng người ta bày ra những tác bạch cái này tác bạch cái kia, rồi dậm giá thêm rồi những văn nghệ v..v… tới khi mục chính thì lại phớt qua, thí dụ như trường hợp tôi gặp hoài. Trong kinh luật căn bản không có mà làm thêm tính cách pha chế, mất thì giờ, tới giờ thuyết pháp thì hết thì giờ chỉ yêu cầu xin giảng 15 phút hay 20 phút. Đúng ra buổi lễ thuyết pháp cần có thì giờ trên dưới một tiếng để vị Pháp Sư giảng rộng ý nghĩa Phật Pháp nhiều điều cần thiết, còn Tăng sự thì Chư Tăng tụng tuyên ngôn làm việc Phật sự, không thể tóm tắt đơn giản hay là bỏ sót được. Như vậy, buổi lễ này chúng ta có thể nói rằng càng đơn giản càng tốt, càng pha chế nghi thức càng nhiều thì không có hay. Nhưng nếu một cuộc cho tu, có cả trăm giới tử, mỗi vị Sadi lên Tỳ Kheo, mỗi lần tu thì chỉ có hai vị thôi, ở VN thì có hai vị, rồi cứ tụng xong như vậy là một cặp, rồi cặp này thành tựu xong rồi mới cho tu một cặp kế nữa. Nếu vậy một trăm vị mà tu lên Tỳ Kheo thì phải tụng tuyên ngôn đến 50 lần, nhưng bây giờ vì mỏi mệt thì bây giờ gom hết 100 vị đó rồi hỏi Chư Tăng đồng ý cho các vị này thành tựu cả thảy: “Chư Tăng có đồng ý không, nếu đồng ý thì im lặng, nếu không đồng ý thì trả lời” nói xong không thấy Chư Tăng chưa kịp giơ tay thì tuyên bố: “do sự im lặng của Chư Tăng, chúng tôi xin ghi nhận là Chư Tăng đồng ý” như vậy là thông qua. “Như vậy, 100 vị này đều thành tựu Tỳ Khưu cả thảy!” Vậy điều này càng đơn giản càng không tốt được! muốn cho gọn thì không được, và nhiều hình thức tương tợ như vậy nên không nói rằng tất cả trường hợp nghi thức nghi lễ càng đơn gỉan càng tốt, cũng tùy vào phương tiện mà chúng tôi vừa trình bày. Đó là đại ý câu trả lời của tôi đối với câu số hỏi 7.

Câu 8 (Ni Sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Nghi lễ trong Phật giáo có mang tính "gia giảm tùy nghi" hay phải theo luật định nào đó trong kinh điển ?

Đáp:
Có thể phân các nghi lễ Phật giáo ra làm hai loại: những nghi lễ đã có từ thời Đức Phật và đã được quy định trong rõ ràng trong kinh điển, và nghững nghi lễ chỉ xuất hiện sau này, không được ghi trong kinh điển. Những nghi thức đã có thừ thời Đức Phật như nghi thức qui y, nghi thức thọ ngũ giới, nghi thức thọ bát quan trai giới, nghi thức cúng dường trai tăng, nghi thức cúng dường y tắm mưa, nghi thức cúng dường y kat.hina đều đã được quy định rõ ràng, và hầu như tất cả các nước Phật giáo Nam tông đều theo cùng một cách thức như nhau (xem cuốn “Cư Sĩ Giới Pháp” của Thượng Tọa Giác Giới).

Còn những nghi lễ xuất hiện sau thời Đức Phật như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ An Vị Phật, v.v… thì do không có quy định trong kinh điển, nên có thể “gia giảm tùy nghi” tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân hay địa phương.

Câu 9 (TK Tuệ Quyền trả lời)

Hỏi: Những món quà, thiệp chúc mừng có nên xem là điều phải có để thể hiện hiếu đạo không ?

Đáp:
Tùy theo quan niệm phong tục văn hóa, tín ngưỡng của mỗi dân tộc và đạo giáo mà có những sự thể hiện hiếu đạo khác nhau. Theo thế thường thì con người luôn xem giá trị vật chất là điều cầu thiết để tô đắp tinh thần cho những đấng sanh thành như là phụng sự lo lắng nhiều món ngon vật lạ dâng đến cha mẹ hay những lời chúc tụng …

Theo tinh thần của Phật giáo ý nghĩa hiếu hạnh không chỉ là những vật lễ chúc mừng, mà Đức Phật nêu cao giá trị Tâm Hiếu người con cần phải có những bổn phận trách nhiệm sau:

* Nuôi dưỡng Cha Mẹ.

* Làm việc thay Cha Mẹ.

* Giữa truyền thống gia đình.

* Sống xứng đáng kế thừa tài sản của Cha Mẹ.

* Khi Cha Mẹ chết làm phước cúng dường đến chúng Tăng để hồi hướng đến Cha Mẹ.

Câu 10 (TK Tuệ Quyền trả lời)

Hỏi: Thời gian có giá trị nghi lễ gì trong đạo Phật như ngày rằm tháng Bảy hay Vu Lan ... ?

Đáp:
Có thể nói giá trị thời gian trong nghi lễ không là một tiêu điểm nhất định. Mà người con phải luôn tưởng nhớ đến công ơn sanh thành, nuôi dưỡng của Cha Mẹ trong mọi hoàn cảnh, khi đã tạo những việc lành. Đức Phật dạy phải luôn hướng nguyện đến Cha Mẹ đã quá vãng. Ngày lễ Vu Lan chỉ là một nhân sự tùng sự và từ đó đặt định cho giá trị truyền thống để mọi người cùng quay về tưởng nhớ.

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng hướng dẫn chương trình hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ............. thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục Đề án 100 câu hỏi mùa Vu Lan - ngày thứ Bảy với 10 câu hỏi chủ đề Nghi Lễ và Ðời Sống do TT Giác Đẳng hướng dẫn, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.