Bài Đọc ngày thứ 2 của MC
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Namo Buddhaya
Con ......(..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 24 tháng 10 năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay bắt đầu tuần lễ Đề Án Trong Tháng: Truyền Thống Tăng Già, trong buổi học này chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận về Phần I: Thế Nào Là Tăng Già. Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Chương trình hôm nay với chủ đề :
Thế Nào Là Tăng Già
do TT Giác Đẳng chủ biên
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
___________________________________________________________
MC phần 2:.........
Sangha: The Ideal World Community
Tăng Già: Hình Thái Kiểu Mẫu Của Cộng Đồng Thế Giới
by Ven. Prayudh Payutto
Tỳ Khưu Giác Đẳng dịch
[A lecture delivered in January 2529/1986 at the Fourth International Congress of the World Buddhist Sangha Council, held at Buddha's Light Vihara, Bangkok. - Bài nói chuyện Tháng Gieng 1986 - PL 2529 tại Hội Nghị Quốc Tế Kỳ VI của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tổ chức tại Chùa Phật Quang - Bangkok]
Hai tháng sau ngày thành đạo, vào ngày Rằm Tháng Sáu (tính theo lịch Trung Hoa), Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Giả ở Isipatana. Bài pháp nầy gọi là kinh Chuyển Pháp Luân hay Khởi Chuyển Bánh Xe Chân Lý. Nghe pháp thoại nầy, một trong năm vị đạo sĩ từng theo hầu đức Bồ Tát khi còn tu khổ hạnh là Kondanna (Kiều Trần Như) chứng đạt pháp nhãn, thấyõ niết bàn lần đầu. Kondanna xin Đức Phật xuất gia và được nhận trở thành một tỳ khưu. Vị nầy là thành viên đầu tiên của Tăng già hay đoàn thể đệ tử xuất gia của Đức Phật. Trước đó trên thế gian nầy chỉ có Phật bảo và Pháp Bảo. Sự kiện nầy đánh dấu sự hiện hữu trọn vẹn của Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Điều cần ghi nhận ở đây là sự khởi dậy của Tăng già. Nói một cách nghiêm túc là sự xuất hiện đầu tiên của Tăng chúng. Vị ấy chính là Kondanna; từ đó về sau được gọi là Annakondanna, vị đệ tử Phật đầu tiên liễu ngộ chân lý và được chấp nhận là Tỳ Khưu
MC phần 3:.........
Two Kinds of Sangha / Hai Đoàn Thể Tăng Già
Thuật ngữ Sangha âm là Tăng già có nghĩa là hội chúng hay cộng đồng. Ở đây có hai thứ Tăng già cần phân biệt. Thứ nhất là Savaka-sangha có nghĩa là hội chúng của bậc thinh văn đệ tử và Bhikkhu-sangha là hội chúng tỳ khưu. Hội chúng đầu tiên gọi là Ariya-sangha - thánh tăng (hội chúng của các thánh hay những bậc thật sự có chứng đắc giải thoát). Hội chúng thứ hai còn được gọi là Sammati Sangha - Tăng già qui ước. Hội chúng Thánh Tăng gồm những vị đã chứng đắc một trong bốn thánh quả. Hội chúng Qui Ước Tăng chỉ đơn giản gồm bốn vị tỳ khưu trở lên.
Khi ngài Kondanna chứng pháp nhãn, ngài trở thành thành viên đầu tiên của Hội chúng Thánh Tăng. Khi ngài được xuất gia trở thành tỳ khưu thì ngài là thành viên đầu tiên của Qui Ước Tăng Già. Chính vì vậy Kinh Chuyển Pháp Luân đánh dấu sự hình thành của cả hai đoàn thể Tăng Già.
Bốn quả chứng của Hội Chúng Thánh Tăng là Sotapanna - nhập lưu (người đi vào dòng thánh vức dẫn đến niết bàn), Sakadagami - nhất lai (bậc chỉ còn luân hồi lại cõi dục giới một lần), Anagami - bất lai (bậc không còn sanh lại cõi dục giới) và Arahants - Ứng cúng vô sanh ( bậc hoàn toàn giải thoát)
Bậc nhập lưu diệt ba kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Bậc nhất lai là giảm nhẹ dục ái và sân. Bậc bất lai đoạn tận dục ái và sân. Bậc Ứng cúng vô sanh đoạn tận năm kiết sử còn lại là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh.
chư Tôn Ðức thảo luận
MC phần 4:.........
The Monastic Sangha and the Creation of the Noble Sangha / Hàng Tăng Lữ Xuất Gia và sự HìnhThành Thánh Chúng Tăng Già
Mục đích hoằng pháp của Đức Phật vì lợi lạc cho muôn loài rõ ràng nhằm giáo hoá chúng sanh thành đạt những quả vị thứ lớp dự lưu, nhất lai, bất lai và vô sanh ứng cúng. Nói một cách khác Ngài muốn chúng sanh trở nên thành viên của hội chúng thánh tăng. Lý tưởng nầy chắc chắn chuyển hoá thế giới thành một cộng đồng thật sự văn minh. Để đạt được điều nầy, một hội chúng tổ chức vững mạnh trở nên cần thiết, chính vì thế Tăng già qui ước được thiết lập. Quả thật vậy, hành tăng lữ xuất gia hay tỳ khưu tăng được trao truyền sứ mệnh chánh yếu là giáo hoá chúng sanh không phân biệt giai cấp, giòng tộc, giới tính, quốc độ. Chánh pháp giúp các vị nầy giải thoát tự thân trở thành những bậc Ariya (thánh nhân hay bậc thật sự được khai hoá). Những Tăng sĩ từ đó hướng dẫn nhân sinh tạo thành một thế giới đại đồng của những bậc thánh giác ngộ, giải thoát.
Ngay trong chính thời điểm phôi thai của hội chúng Tỳ khưu Tăng, bấy giờ chỉ là một đoàn thể nhỏ bé với sáu mươi tỳ khưu, Đức Phật đã gởi tất tăng sĩ đi khắp nơi để hoằng pháp. Một đoàn thể mới thành lập vỏn vẹn ba tháng. Tinh thần hành động vì lợi lạc nhân sinh đã rất cao. Lời kêu gọi của Đức Phật phản ánh lý tưởng kiến tạo cộng đồng thánh chúng. Lời kêu gọi của chính Đức Phật:
Hãy ra đi vì sự tốt đẹp của muôn loài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì lòng đại bi cho đời
Đi để mang lại lợi lạc, phúc lạc cho nhân thiên.
Nói tóm lại, chư tỳ khưu tăng - bhikkhu sangha được thiết lập trở thành một cơ chế khởi đầu và là cứ điểm để xây dựng một cộng đồng thế giới văn minh trong chánh pháp. Vai trò chính của Tăng già, như đã nói trên, là tuyên lưu Phật pháp lan xa rộng lớn trong phương cách người thường có thể hiểu, thực hành, tự mình giác ngộ trở thành những bậc thánh và gia nhập thánh hội. Cùng lúc, Tỳ khưu Tăng có thể đóng những vai trò quan trọng, một số là chính yếu, một số tạm thời, một số vòng ngoài như là:
Khi hoàn cảnh thế giới bên ngoài không thuận hợp để sống đời phạm hạnh thì hội chúng Tăng già, đặc biệt là giai đoạn đầu, tạo nên hoàn cảnh lý tưởng cho những người nhiệt tâm tu tập và những thành viên lỗi lạc có thể hướng dẫn người khác
Hội chúng tỳ khưu Tăng đóng vai trò chủ đạo và hướng đạo dẫn đến hội chúng Thánh Tăng. Bằng cách nêu gương, chư tỳ khưu Tăng có thể tạo những ảnh hưởng tích cực đối với những người đang trình hướng đến sự gia nhập thánh chúng tăng già.
Chư Tỳ khưu Tăng đóng vai trò như những trung tâm đạo luyện cho cả hai giới xuất gia và tại gia trở thành phần tử hay chuẩn bị trở thành phần tử của thánh chúng tăng già.
________________________________________________________
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần III : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục Đề Án Trong Tháng: Truyền Thống Tăng Già với sự điều hợp chương trình của chư Tôn Đức , các MC và ops của room DP. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca MâuNi Phật
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phần I Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Namo Buddhaya
Con ......(..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn ÐứcTăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện . Hôm nay ngày 24 tháng 10 năm.2005 Phật lịch 2548. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng , giờ Cali 5 :30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.
Kính thưa quý vị hôm nay bắt đầu tuần lễ Đề Án Trong Tháng: Truyền Thống Tăng Già, trong buổi học này chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức thảo luận về Phần I: Thế Nào Là Tăng Già. Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.
Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay:
(Đại Đức Minh Hanh)
Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.
Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
(MC của phần I: ....(...... điền khuyết) )
Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng
Chương trình hôm nay với chủ đề :
Thế Nào Là Tăng Già
do TT Giác Đẳng chủ biên
Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình sinh hoạt hôm nay . Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
___________________________________________________________
MC phần 2:.........
Sangha: The Ideal World Community
Tăng Già: Hình Thái Kiểu Mẫu Của Cộng Đồng Thế Giới
by Ven. Prayudh Payutto
Tỳ Khưu Giác Đẳng dịch
[A lecture delivered in January 2529/1986 at the Fourth International Congress of the World Buddhist Sangha Council, held at Buddha's Light Vihara, Bangkok. - Bài nói chuyện Tháng Gieng 1986 - PL 2529 tại Hội Nghị Quốc Tế Kỳ VI của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tổ chức tại Chùa Phật Quang - Bangkok]
Hai tháng sau ngày thành đạo, vào ngày Rằm Tháng Sáu (tính theo lịch Trung Hoa), Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Giả ở Isipatana. Bài pháp nầy gọi là kinh Chuyển Pháp Luân hay Khởi Chuyển Bánh Xe Chân Lý. Nghe pháp thoại nầy, một trong năm vị đạo sĩ từng theo hầu đức Bồ Tát khi còn tu khổ hạnh là Kondanna (Kiều Trần Như) chứng đạt pháp nhãn, thấyõ niết bàn lần đầu. Kondanna xin Đức Phật xuất gia và được nhận trở thành một tỳ khưu. Vị nầy là thành viên đầu tiên của Tăng già hay đoàn thể đệ tử xuất gia của Đức Phật. Trước đó trên thế gian nầy chỉ có Phật bảo và Pháp Bảo. Sự kiện nầy đánh dấu sự hiện hữu trọn vẹn của Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Điều cần ghi nhận ở đây là sự khởi dậy của Tăng già. Nói một cách nghiêm túc là sự xuất hiện đầu tiên của Tăng chúng. Vị ấy chính là Kondanna; từ đó về sau được gọi là Annakondanna, vị đệ tử Phật đầu tiên liễu ngộ chân lý và được chấp nhận là Tỳ Khưu
MC phần 3:.........
Two Kinds of Sangha / Hai Đoàn Thể Tăng Già
Thuật ngữ Sangha âm là Tăng già có nghĩa là hội chúng hay cộng đồng. Ở đây có hai thứ Tăng già cần phân biệt. Thứ nhất là Savaka-sangha có nghĩa là hội chúng của bậc thinh văn đệ tử và Bhikkhu-sangha là hội chúng tỳ khưu. Hội chúng đầu tiên gọi là Ariya-sangha - thánh tăng (hội chúng của các thánh hay những bậc thật sự có chứng đắc giải thoát). Hội chúng thứ hai còn được gọi là Sammati Sangha - Tăng già qui ước. Hội chúng Thánh Tăng gồm những vị đã chứng đắc một trong bốn thánh quả. Hội chúng Qui Ước Tăng chỉ đơn giản gồm bốn vị tỳ khưu trở lên.
Khi ngài Kondanna chứng pháp nhãn, ngài trở thành thành viên đầu tiên của Hội chúng Thánh Tăng. Khi ngài được xuất gia trở thành tỳ khưu thì ngài là thành viên đầu tiên của Qui Ước Tăng Già. Chính vì vậy Kinh Chuyển Pháp Luân đánh dấu sự hình thành của cả hai đoàn thể Tăng Già.
Bốn quả chứng của Hội Chúng Thánh Tăng là Sotapanna - nhập lưu (người đi vào dòng thánh vức dẫn đến niết bàn), Sakadagami - nhất lai (bậc chỉ còn luân hồi lại cõi dục giới một lần), Anagami - bất lai (bậc không còn sanh lại cõi dục giới) và Arahants - Ứng cúng vô sanh ( bậc hoàn toàn giải thoát)
Bậc nhập lưu diệt ba kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Bậc nhất lai là giảm nhẹ dục ái và sân. Bậc bất lai đoạn tận dục ái và sân. Bậc Ứng cúng vô sanh đoạn tận năm kiết sử còn lại là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh.
chư Tôn Ðức thảo luận
MC phần 4:.........
The Monastic Sangha and the Creation of the Noble Sangha / Hàng Tăng Lữ Xuất Gia và sự HìnhThành Thánh Chúng Tăng Già
Mục đích hoằng pháp của Đức Phật vì lợi lạc cho muôn loài rõ ràng nhằm giáo hoá chúng sanh thành đạt những quả vị thứ lớp dự lưu, nhất lai, bất lai và vô sanh ứng cúng. Nói một cách khác Ngài muốn chúng sanh trở nên thành viên của hội chúng thánh tăng. Lý tưởng nầy chắc chắn chuyển hoá thế giới thành một cộng đồng thật sự văn minh. Để đạt được điều nầy, một hội chúng tổ chức vững mạnh trở nên cần thiết, chính vì thế Tăng già qui ước được thiết lập. Quả thật vậy, hành tăng lữ xuất gia hay tỳ khưu tăng được trao truyền sứ mệnh chánh yếu là giáo hoá chúng sanh không phân biệt giai cấp, giòng tộc, giới tính, quốc độ. Chánh pháp giúp các vị nầy giải thoát tự thân trở thành những bậc Ariya (thánh nhân hay bậc thật sự được khai hoá). Những Tăng sĩ từ đó hướng dẫn nhân sinh tạo thành một thế giới đại đồng của những bậc thánh giác ngộ, giải thoát.
Ngay trong chính thời điểm phôi thai của hội chúng Tỳ khưu Tăng, bấy giờ chỉ là một đoàn thể nhỏ bé với sáu mươi tỳ khưu, Đức Phật đã gởi tất tăng sĩ đi khắp nơi để hoằng pháp. Một đoàn thể mới thành lập vỏn vẹn ba tháng. Tinh thần hành động vì lợi lạc nhân sinh đã rất cao. Lời kêu gọi của Đức Phật phản ánh lý tưởng kiến tạo cộng đồng thánh chúng. Lời kêu gọi của chính Đức Phật:
Hãy ra đi vì sự tốt đẹp của muôn loài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì lòng đại bi cho đời
Đi để mang lại lợi lạc, phúc lạc cho nhân thiên.
Nói tóm lại, chư tỳ khưu tăng - bhikkhu sangha được thiết lập trở thành một cơ chế khởi đầu và là cứ điểm để xây dựng một cộng đồng thế giới văn minh trong chánh pháp. Vai trò chính của Tăng già, như đã nói trên, là tuyên lưu Phật pháp lan xa rộng lớn trong phương cách người thường có thể hiểu, thực hành, tự mình giác ngộ trở thành những bậc thánh và gia nhập thánh hội. Cùng lúc, Tỳ khưu Tăng có thể đóng những vai trò quan trọng, một số là chính yếu, một số tạm thời, một số vòng ngoài như là:
Khi hoàn cảnh thế giới bên ngoài không thuận hợp để sống đời phạm hạnh thì hội chúng Tăng già, đặc biệt là giai đoạn đầu, tạo nên hoàn cảnh lý tưởng cho những người nhiệt tâm tu tập và những thành viên lỗi lạc có thể hướng dẫn người khác
Hội chúng tỳ khưu Tăng đóng vai trò chủ đạo và hướng đạo dẫn đến hội chúng Thánh Tăng. Bằng cách nêu gương, chư tỳ khưu Tăng có thể tạo những ảnh hưởng tích cực đối với những người đang trình hướng đến sự gia nhập thánh chúng tăng già.
Chư Tỳ khưu Tăng đóng vai trò như những trung tâm đạo luyện cho cả hai giới xuất gia và tại gia trở thành phần tử hay chuẩn bị trở thành phần tử của thánh chúng tăng già.
________________________________________________________
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học Phần III : Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng
Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy những lời pháp nhũ hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Kính Bạch chư Tôn Đức,
kính thưa quý đạo hữu,
ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục Đề Án Trong Tháng: Truyền Thống Tăng Già với sự điều hợp chương trình của chư Tôn Đức , các MC và ops của room DP. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.
Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca MâuNi Phật
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật