<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script>

Thứ Hai, tháng 2 27, 2006

Bài Đọc ngày thứ 2 của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng

Namo Buddhaya
Con Dharma10 (..... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 27 tháng 02 năm 2006 Phật lịch 2549. Ðây là chương trình Phật Hoc trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày. giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là lớp Thiền Học chúng ta sẽ học bài Thanh tịnh đạo: Phần Thứ Hai: HẠNH ÐẦU ÐÀ (KHỔ HẠNH) Dhutanga-niddesa do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm, chương trình tiếp tục với phần Pháp đàm, chúng ta sẽ nghe chư Tôn Ðức giảng giải đề tài thảo luận, các câu hỏi và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hanh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC của phần I: Dharma10 (...... điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Lớp Thiền Học: Thanh Tịnh Ðạo

Phần Thứ Hai: HẠNH ÐẦU ÐÀ

(KHỔ HẠNH) Dhutanga-niddesa


Trích dẫn từ tài liệu của Thích Nữ Trí Hải và TT Thích Phước Sơn.

-ooOoo-
Giảng sư: TT Tuệ Siêu

A. Toát Yếu: Những điểm chính

1- Mục đích thọ trì hạnh đầu đà.

2- Ý nghĩa các pháp khổ hạnh

3- Phương pháp thọ trì, cấp bậc và lợi ích.

B. Trích dẫn (MC1: Dharma10)

I. MỤC ÐÍCH THỌ TRÌ HẠNH ÐẦU ÐÀ


Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong tu tập" Ðức Thế tôn cho phép thực hành 13 pháp Khổ hạnh sau đây:

1. Hạnh mặc y phấn tảo.
2. Hạnh chỉ mặc 3 y.
3. Hạnh sống bằng khất thực.
4. Hạnh khất thực theo thứ lớp.
5. Hạnh nhất tọa thực.
6. Hạnh chỉ ăn một bát.
7. Hạnh không ăn đồ dư tàn.
8. Hạnh ở rừng.
9. Hạnh ở gốc cây.
10. Hạnh ở giữa trời.
11. Hạnh ở nghĩa địa.
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.
13. Hạnh ngồi không nằm.

II. Ý NGHĨA CÁC PHÁP KHỔ HẠNH

Các pháp khổ hạnh trên được bộ luận nầy định nghĩa như sau:

1. Hạnh mặc y phấn tảo: Phấn tảo (pamsukùla: bụi bặm): Loại vải bị vứt bỏ ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, hay những đống phân. Một người đã thọ giới nầy chỉ mặc một y trong những loại sau: Vải lấy từ nghĩa địa; từ cửa hàng; từ đường cái; từ hố phân; từ giường trẻ; vải tẩy uế; vải từ chỗ tắm; vải bị cháy; bị gia súc ăn; bị kiến ăn; bị chuột ăn; vải rách ở biên; rách ở đầu; vải làm cờ; vải bỏ tại điện thờ; y của nhà khổ hạnh; vải từ cuộc lễ; vải do thần thông biến hóa (tức tấm y do pháp Phật biến hóa lúc Ngài nói "Thiện lai Tỳ kheo", thì pháp phục tự nhiên xuất hiện trên vị nầy, nhờ công đức đời trước của thầy); vải trên xa lộ; vải gió bay; vải do thiên thần bố thí; vải trôi giữa biển.

2. Hạnh chỉ mặc 3 y: Ðó là y Tăng già lê, thượng y và hạ y.

3. Hạnh sống bằng khất thực: Chỉ nhận thức ăn do đi khất thực mà được.

4. Hạnh khất thực theo thứ lớp: Ði từ nhà nầy đến nhà khác, không chừa một nhà nào ở khoảng giữa.

5. Hạnh nhất tọa thực: Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại.

6. Hạnh chỉ ăn một bát: Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai

7. Hạnh không ăn đồ dư tàn: Không ăn đồ ăn thừa, và không nhận đồ ăn sau khi ăn xong.

8. Hạnh ở rừng: Vị nầy chỉ sống trong rừng.

9. Hạnh ở gốc cây: Vị nầy chỉ sống dưới gốc cây.

10. Hạnh ở giữa trời: Vị nầy chỉ sống ở ngoài trời

11. Hạnh ở nghĩa địa: Vị nầy chỉ sống tại các nghĩa địa.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được: Ai phân phối cho mình chỗ nào cũng đều chấp nhận.

13. Hạnh ngồi không nằm: Khi ngủ cũng ngồi chứ không nằm.

III. PHƯƠNG PHÁP THỌ TRÌ, CẤP BẬC VÀ LỢI ÍCH (MC2: Hat Cat)

* 1. Hạnh mặc phấn tảo y:

a. Cách thức thọ trì: Người thọ trì hạnh nầy nói lên một trong 2 lời nguyện như sau: "Tôi nguyện giữ khổ hạnh phấn tảo y" hoặc "Tôi từ chối những y do gia chủ cúng dường".

b. Gồm 3 cấp bậc: Cấp thượng: giữ một cách nghiêm ngặt, chỉ lượm vải ở nghĩa địa về làm y. Cấp trung: giữ một cách trung bình, lượm vải do người khác bỏ. Cấp hạ: lượm vải do một Tỳ kheo khác cho mình bằng cách đặt dưới chân.

c. Lợi ích: Vị nầy không đau khổ do phải giữ gìn y phục; sống không tuỳ thuộc vào người khác; không sợ trộm cướp; không có sự thèm muốn đối với y phục. Vì những vải ấy dễ kiếm, ít giá trị; nhờ đó sẽ phát sinh kết quả ít muốn, biết đủ và tinh tấn tu tập.

* 2. Hạnh 3 y:

a. Cách thức thọ trì: Giới nầy được thọ trì bằng cách nói: "Tôi giữ giới mặc 3 y" hoặc "Tôi không nhận cái y thứ tư".

b. Các cấp bậc: Cấp thượng: khi nhuộm phải nhuộm từng cái, nhuộm xong thay cái khác để nhuộm tiếp. Cấp trung: Khi nhuộm có thể dùng một miếng vải vàng thay cái y nầy để nhuộm. Cấp hạ: Có thể mượn y của Tỳ kheo khác mặc để nhuộm.

c. Lợi ích: Vị nầy đi đâu cũng chỉ mang theo 3 y như chim mang đôi cánh, không tích trữ, sống đạm bạc, từ bỏ tánh tham y phục, sống viễn ly.

* 3. Hạnh khất thực:

a. Cách thức thọ trì: Giới nầy được thọ trì bằng cách nói: "Tôi thọ trì hạnh khất thực hằng ngày", hoặc "Tôi không nhận đồ ăn để dành (tàn thực)". Người đã thọ giới nầy không được nhận 14 thứ thực phẩm sau đây: bữa ăn do cư sĩ cúng dường cho chư Tăng; bữa ăn cúng cho một số Tỳ kheo đặc biệt; bữa ăn do người ta mời; bữa ăn được mời bằng một phiếu ăn; bữa ăn vào ngày lễ trai giới Uposatha; bữa ăn vào ngày rằm; bữa ăn vào ngày đầu tháng; bữa ăn dành cho khách; bữa ăn cho kẻ lữ hành; bữa ăn cho người bệnh; bữa ăn cho kẻ nuôi bệnh; bữa ăn cúng cho một trú xứ nào đó; bữa ăn được bố thí tại một ngôi nhà chính (dhurabhatta); bữa ăn cúng theo thứ tự.

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng, nhận đồ ăn do người ta đem đến trước mặt và sau lưng (đi qua rồi thí chủ mới chạy theo cúng). Cấp trung, có thể ngồi chờ người ta mang đồ ăn đến. Cấp hạ, có thể ăn đồ ăn được hứa mang đến hôm sau và hôm sau nữa.

c. Lợi ích: Sự sống không lệ thuộc vào kẻ khác; sự phóng dật được trừ khử, mạng sống được thanh tịnh; thực hành các học pháp dễ đạt được kết quả.

* 4. Hạnh khất thực theo thứ lớp:

a. Cách thức thọ trì: Thọ trì hạnh nầy bằng cách phát nguyện: "Tôi theo hạnh khất thực tuần tự", hoặc "Tôi không khất thực bằng cách lựa chọn"

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không nhận đồ ăn mang đến từ trước mặt hoặc từ sau lưng. Cấp trung: Có thể nhận đồ ăn đem đến từ trước mặt, hoặc từ sau lưng. Cấp hạ: Ngồi đợi đồ ăn mang đến nội ngày hôm ấy.

c. Lợi ích: Vị nầy từ bỏ sự quyến luyến đối với các gia đình; có lòng từ mẫn một cách bình đẳng; tránh được sự ràng buộc bởi một gia đình

* 5. Hạnh nhất tọa thực:

a. Cách thức thọ trì: Hạnh nầy được thọ trì bằng cách lập nguyện: "Tôi nguyện theo hạnh nhất tọa thực", hoặc "Tôi không ăn nhiều lần".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được ăn nhiều hơn những gì mình đã lấy một lần vào bát. Cấp trung: lúc đang ăn có thể nhận thêm thức ăn bỏ vào bát. Cấp hạ: Có thể ăn đến lúc rời chỗ mới thôi.

c. Lợi ích: Vị nầy ít bệnh, ít não, thân thể nhẹ nhàng, có sức khỏe, có một đời sống hạnh phúc, loại trừ được lòng tham vị ngon và sống thiểu dục tri túc.

* 6. Hạnh ăn một bát.

a. Cách thức thọ trì:
Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh ăn một bát", hoặc "Tôi từ chối ăn bát thứ hai".

b. Ba cấp bực: Cấp thượng: Không được ném bỏ thức ăn không vừa ý, trừ xác mía. Cấp trung: được bẻ nhỏ đồ ăn trong khi ăn. Cấp hạ: được bẻ nhỏ thức ăn bằng tay hoặc bằng răng.

c. Lợi ích: Lòng tham vị ngon được đoạn trừ; mong cầu thái quá được từ bỏ; thấy rõ mục đích và lượng thức ăn vừa đủ.

* 7. Hạnh không ăn đồ dư tàn:

a. Cách thức thọ trì: Người thọ hạnh nầy phát nguyện: " Tôi thọ giới không ăn tàn thực", hoặc "Tôi từ chối đồ ăn thêm".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: khi đã chứng tỏ mình ăn vừa đủ thì không được nhận thêm thức ăn nữa. Cấp trung: vẫn có thể ăn thêm sau khi đã nói thôi. Cấp hạ: có thể tiếp tục ăn cho đến khi rời khỏi chỗ.

c. Lợi ích: Khỏi bị bội thực, khỏi cất giữ thức ăn, khỏi tìm kiếm thêm đồ ăn.

* 8. Hạnh ở rừng:

a. Cách thức thọ trì: Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi lập hạnh sống ở rừng", hoặc "Tôi không ở một trú xứ trong xóm làng".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Người nầy phải luôn luôn trở về rừng vào lúc bình minh. Cấp trung: có thể cư trú tại một khu làng vào 4 tháng mùa mưa. Cấp hạ: có thể ở trong làng luôn cả mùa đông.

c. Lợi ích: Tâm hành giả không bị dao động bởi những sắc pháp không thích đáng; thoát khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào cõi đời và hưởng được lạc thú độc cư.

* 9. Hạnh ở gốc cây: (MC 3: NhiDoMai)

a. Cách thức thọ trì: Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi theo khổ hạnh ở gốc cây", hoặc "Tôi từ chối một mái nhà".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được phép quét dọn sạch sẽ gốc cây đã chọn. Cấp trung: có thể nhờ người nào đó quét dọn gốc cây. Cấp hạ: có thể sai những chú tiểu trong chùa quét dọn sạch sẽ, trải cát bằng phẳng xung quanh gốc cây.

c. Lợi ích: Dễ quán vô thường khi thấy lá cây luôn thay đổi, đoạn trừ được lòng tham về trú xứ, phù hợp với nếp sống ít muốn.

* 10. Hạnh ở ngoài trời:

a. Cách thức thọ trì: Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: " Tôi tu hạnh ở giữa trời", hoặc "Tôi từ chối mái nhà và gốc cây".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được ở gần một gốc cây, hang đá hay nhà, phải dùng một tấm y làm lều mà ở giữa trời. Cấp trung: Ðược ở gần một gốc cây, hang đá hay nhà. Cấp hạ: có thể ở dưới một hốc đá không có ống máng, hoặc dưới lều bằng cành cây.

c. Lợi ích: Khỏi bị những chướng ngại do chỗ trú gây ra, trừ được hôn trầm biếng nhác, sống không ràng buộc, muốn đi đâu cũng được.

* 11. Hạnh ở nghĩa địa:

a. Cách thức thọ trì:
Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi lập hạnh sống tại nghĩa địa", hoặc "Tôi từ chối chỗ trú không phải nghĩa địa".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Phải sống tại những nơi luôn luôn có tử thi được thiêu đốt và tang lễ. Bậc trung: được sống tại những nơi chỉ có một trong các điều ấy. Bậc hạ: có thể sống tại một nơi chỉ có đặc tính của một nghĩa địa.

c. Lợi ích: Hành giả được sự tưởng niệm về cái chết, sống tinh tấn, tưởng bất tịnh luôn hiện tiền, tham dục biến mất, có tỉnh giác cao độ, từ bỏ 3 kiêu mạn về sự sống, tuổi trẻ và vô bệnh, chinh phục được sợ hãi khiếp đảm.

* 12. Hạnh nghỉ ở đâu cũng được:

a. Cách thức thọ trì:
Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh nghỉ đâu cũng được", hoặc "tôi từ bỏ lòng tham đắm sàng tọa".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Không được hỏi thăm về trú xứ dành cho mình. Bậc trung: được phép hỏi, nhưng không được đi quan sát trước. Bậc hạ: được đi quan sát trước và nếu không thích có thể chọn một chỗ ở khác.

c. Lợi ích: Có thể tùy hỉ với những gì mình có được, có tâm nghĩ tưởng đến những bạn đồng phạm hạnh, từ bỏ so đo cao thấp, bỏ tâm thuận nghịch, đóng cái cửa tham muốn.

* 13. Hạnh ngồi không nằm:

a. Cách thức thọ trì: Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh ngồi, không nằm", hoặc "Tôi sẽ không nằm".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Không được dùng một chỗ tựa lưng hay dây vải nịt lưng. Bậc trung: được dùng bất cứ thứ nào trong những phương tiện ấy. Bậc hạ: được dùng một chỗ tựa, một băng vải, một nịt lưng, một gối dựa.

c. Lợi ích: Thói lười biếng bị cắt đứt, dễ chú tâm vào đề tài thiền quán, dễ tinh cần tinh tấn.
Nói chung phương pháp tu khổ hạnh thường có những hiệu quả tích cực, và khái quát có thể chia thành mấy hạng người sau: có người tu khổ hạnh mà không giảng về khổ hạnh; có người giảng về khổ hạnh mà không phải là người tu khổ hạnh; có người không giảng cũng không tu; có người vừa giảng vừa tu.

Pháp khổ hạnh thường đi đôi với 5 tác dụng: ít muốn, biết đủ, viễn ly, độc cư và kết quả từ các thiện pháp ấy. Ít muốn, biết đủ và viễn ly là không tham. Ðộc cư thuộc vô si. Vì khổ hạnh thích hợp cho những người nhiều tham và si.

Nếu chia theo nhóm thì pháp môn khổ hạnh nầy gồm có 8: Ba chính và năm lẻ. Ba chính là: Khất thực từng nhà, nhất tọa thực, và ở ngoài trời. Năm lẻ là: Hạnh mặc y phấn tảo, hạnh 3 y, hạnh ở rừng, hạnh ngồi và hạnh ở nghĩa địa.

Nếu chia riêng biệt thì có 13 khổ hạnh cho Tỳ kheo, 8 cho Tỳ kheo ni, 12 cho Sa di, 7 cho Sa di ni và tịnh nữ, 2 cho nam nữ cư sĩ. Như vậy, tất cả có 42 khổ hạnh.

Tỳ kheo có thể thực hiện cả 13 khổ hạnh, nhưng Tỳ kheo ni thì không được thực hành 5 pháp nầy: Hạnh ở rừng, không ăn tàn thực, hạnh ở giữa trời, ở gốc cây và ở nghĩa địa. Ðối với Sa di, chỉ trừ khổ hạnh 3 y, còn lại 12 pháp kia có thể thực hành. Ðối với Sa di ni và tịnh nữ, thực hành theo Tỳ kheo ni, chỉ trừ khổ hạnh 3 y, nên còn lại 7 khổ hạnh. Nam nữ cư sĩ thì lại thích hợp đối với 2 khổ hạnh nhất tọa thực và chỉ ăn một bát.

Chúng con cung thỉnh TT Tuệ Siêu giới thiệu chủ đề trong ngày. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II: Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con Nhu Phuc thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi .Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Pháp Phổ Thông do TT Giác Đẳng giảng giải, với sự điều hợp chương trình của các Ops MC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, ( đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.