<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d12421254\x26blogName\x3dB%C3%A0i+%C4%90%E1%BB%8Dc+c%E1%BB%A7a+MC\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://baidocmc.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://baidocmc.blogspot.com/\x26vt\x3d9116706110527376988', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script>

Thứ Năm, tháng 8 10, 2006

Bài Đọc ngày Thứ 5 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............... (...................... điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 10 tháng 08 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ĐỀ ÁN MÙA VU LAN - 100 CÂU HỎI MÙA VU LAN - Ngày thứ Chín với 10 câu hỏi chủ đề Năng lực nhiệm mầu do TT Giác Đẳng hướng dẫn.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1: .................... (................ điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài học hôm nay:
100 Câu hỏi mùa Vu Lan

NGÀY THỨ CHÍN

10 Câu hỏi về Năng lực nhiệm mầu
____________

Câu 1 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Phật Pháp nói gì về phép lạ ?

Đáp: Phép lạ (pātihāriya) là hiện tượng siêu nhiên, được thực hiện bởi năng lực tâm linh, vượt ngoài sự sáng tạo của người thường, không thể chứng minh bằng lý luận logic.

Phép lạ được giải thích theo kinh điển Phật giáo, có 2 nguồn năng lực: do tâm định (samādhi), do chú thuật (manta).

Những vị đã đắc thiền, đạt đến thắng trí, tâm định của vị ấy có năng lực biến hoá theo ý muốn, ngưởi ta gọi đó là phép mầu

Các vị bàn môn tả đạo sự dụng bùa chú đặc biệt cũng có năng lực phi thường, tạo ra phép lạ.

Phép lạ do năng lực thiền định thì đức phật tán thán, do bùa chú thì ngài không tán thán. Nhưng đức Phật cũng không khuyến khích đệ tử dùng thần thông phép mầu.

Câu 2 (Sư Tuệ Lạc trả lời)

Hỏi: Năng lực siêu nhiên đến từ đâu ?

Đáp: Năng lực siêu nhiên: Khả năng hiện những thực hiện những hành động vượt xa sức của người bình thường.

Các năng lực siêu nhiên như là:

- Nhớ lại tiền kiếp.
- Đoán trước tương lai.
- Cảm ứng được nhiều sự việc.
- Ngũ thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, sanh tử thông.

1. Do lời nguyện.
2. Do trí lực đặc biệt.
3. Do sự rèn luyện kiên trì, đúng phương pháp.


Câu 3 (TK Pháp Đăng trả lời)

Hỏi: Chờ đợi phép mầu phải chăng là việc "Ôm cây đợi thỏ" ?

Đáp: Chờ đợi phép mầu thì thật giống như "ôm cây chờ thỏ" theo bài kinh trường bộ thứ 11 Thế Tôn nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha:

- Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: "Này các Tỷ-kheo các Ngươi hãy thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa, tha tâm thần thông cho các cư sĩ áo trắng". Và Đức Phật cũng đã so sánh tại sao mà các loại phép lạ không mang lai lợi ích tối thượng.

Câu 4 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Thần thông (iddhi) khác với thắng trí (Abhinna) thế nào ?

Đáp:
Phạn ngữ Iddhi tạm dịch là thần lực có nghĩa là những năng lực lạ thường có thể do bùa chú hay thiền định ... trong khi chữ thắng trí - abhinna chi tận thông là thắng trí liễu chứng niết bàn.

Câu 5 (Ni sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Phước có phải là một sự mầu nhiệm không ?


Đáp: Người ta thường nghĩ rằng sự mầu nhiệm chỉ có trong truyện cổ tích, thần thoại với cô tiên, ông bụt hay chiếc đũa thần, và sự mầu nhiệm này có thể biến cô bé lọ lem thành một nàng công chúa, một người khố rách áo ôm trở thành người chủ một lâu đài nguy nga tráng lệ. Nhưng theo Phật giáo thì những chuyện mầu nhiệm này có thể xảy ra trong thực tế nếu một người có phước đức hay thiện nghiệp. Phước chính là yếu tố đem lại cho con người sự đẹp đẽ, thông minh, giàu sang, địa vị, và những phúc hạnh khác. Chính vì vậy người Phật tử chân chính không mong cầu sự mầu nhiệm trên trời rơi xuống mà chỉ tinh tấn hành thiện pháp, vun bồi phước đức.

Câu 6 (TT Tuệ Siêu trả lời)

Hỏi: Phép mầu được quan niệm thế nào trong sự hoằng dương Phật Pháp ?


Đáp: Có ba loại phép mầu (pātihāriya): phép mầu biến hóa, phép mầu tiên tri, phép mầu giáo hóa.

Đức Phật đề cao và tán thán loại phép mầu giáo hóa. Bản thân Ngài, và ngài nhắc nhở các đệ tử dùng phương pháp giáo hóa, thuyết giảng Phật pháp để hóa độ chúng sanh, thức tĩnh người khác hiểu và thực hành theo con đường giải thoát, điều đó tốt hơn là dùng phép mầu biến hóa hay phép mầu tiên tri.

Đức Phật trong vài trường hợp đặc biệt, Ngài mới dùng đến phương tiện thần thông và tiên tri để phục chúng sanh, để phá tan sự hoài nghi của họ, để làm cho họ thấy uy lực của bậc viên mãn nhưng sau đó Ngài cũng đã thuyết pháp giáo hóa cho họ hiểu Giáo Pháp.

Trong việc hoằng dương Phật Pháp, các vị A-la-hán theo gương đức Phật, hạn hữu mới dùng đến phép mầu thần thông.

Câu 7 (TK Pháp Đăng trả lời)

Hỏi: Tại sao các tôn giáo thường nói nhiều về phép lạ ?


Đáp: Vì khả năng của những phép lạ là những gì phi thường mà những con người đặt biệt mới có được, sẽ mở rộng được tôn giáo của mình, cũng để tự tôn xưng vị giáo chủ của mình đã tôn thờ và coi như tôn giáo của mình là hơn hết, với mục đích làm cho mọi người tin vào tôn giáo của mình hơn. Còn riêng về Đạo Phật, nếu phép lạ là thần thông thì Đức Phật đã giảng giải trong bài Kinh Kevaddha (Kinh Kiên Cố - Trường Bộ Kinh số 11): Có ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba ? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông.

- Này Kevaddha chính Ta thấy sự nguy hiểm trong sự tha tâm thần thông, sự biến hóa thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ biến hóa thần thông, tha tâm thần thông. Riêng về giáo hóa thần thông thì Đức Phật tán thán, vì không làm cho mọi người điên đảo, làm cho mọi người đạt được đức tin và trí tuệ vững chắc.

Câu 8 (Ni sư Liễu Pháp trả lời)

Hỏi: Theo Phật Pháp thì chúng ta có thể tạo nên những năng lực mầu nhiệm không ?

Đáp:
Những năng lực mầu nhiệm như có thể đi trên mặt nước, bay trong không gian, mắt có thể nhìn thấy xa ngàn dặm, biết được tâm tư của người khác v.v… là những thần thông mà chúng ta có thể tạo nên. Theo Phật giáo, thì những thần thông này có được là do kết quả của sự tập thiền định. Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, “thiên nhãn thông khởi đầu bằng nhìn các màu sắc thanh tịnh, thiên nhĩ thông bắt đầu tu tập nghe chính các âm thanh thông thường từ gần đến xa, túc mạng thông khởi công nhớ lại các việc hằng ngày trong một ngày, hai ngày rồi lâu đến cả tuần, cả tháng trước. Như thế, chẳng có chi là quá siêu phàm, hay mầu nhiệm, chỉ tùy theo định lực có thâm hậu hay không mới có thể tu tập từ từ đắc các thắng pháp đó”.

Câu 9 (TT Giác Đẳng trả lời)

Hỏi: Nguồn gốc của Phật Giáo Mật Tông (tantric) trong lịch sử Phật giáo được ghi nhận thế nào ?

Đáp:
Trong chiều dài 1700 năm tồn tại của Phật giáo Ấn Độ sau Phật niết bàn được các sử gia chia làm ba thời kỳ: năm trăm năm đầu là thời cực thịnh của Phật giáo nguyên thủy, năm trăm năm tiếp theo là thời hưng khởi của Phật giáo Đại thừa và 700 năm sau cùng là phát triển của Phật giáo Mật tông. Đây là một kết hợp của tư tưởng Phật giáo Đại thừa và giáo điển Veda. Ấn quyết, chú thuật, phép mầu là những nét nổi bật của Mật tông.

Câu 10 (Sư Tuệ Lạc trả lời)

Hỏi: Chư thiên có thật sự hộ trì bổn mạng của con người không ?

Đáp:
Quả thật, chư thiên có thể hộ trì cho con người. Những ai thương tưởng đến chư thiên sẽ được chư thiên thương tưởng lại. Chư thiên hộ trì con người cũng giống như bà mẹ hiền chăm lo bảo bọc cho đứa con, vì chư thiên có năng lực thù thắng hơn con người.

Tuy nhiên, chư thiên chỉ có thể hộ trì ở một chừng mực nào đó, trong phạm vi khả năng của chư thiên. Nếu ác nghiệp của một người quá nặng, thì đừng nói gì chư thiên, cho dù là Phật cũng khó lòng can thiệp (trường hợp dòng họ Thích-ca bị tru diệt, dù đức Phật đã ba lần can thiệp).

Bản thân chư thiên cũng không thể duy trì sự an vui của họ mãi mãi, vì phước báu cũng có giới hạn.

Chúng con cung thỉnh TT Giác Đẳng hướng dẫn chương trình hôm nay. Namo Buddhaya.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con ............. thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục Đề án 100 câu hỏi mùa Vu Lan - ngày thứ Mười với 10 câu hỏi (tt) do TT Giác Đẳng hướng dẫn, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC trong room Diệu Pháp. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Namo Buddhaya
Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn ngày mai vào giờ thường lệ. Xin được phép đóng room trong vài giây tới. Namo Buddhaya.